Giải Lịch sử 10 trang 23 Kết nối tri thức

Với Giải Lịch sử 10 trang 23 trong Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử 10 trang 23.

Giải Lịch sử 10 trang 23 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 23 Lịch Sử 10: Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử nào? Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm.

Lời giải:

Quảng cáo

* Yêu cầu số 1: Tư liệu 4 giúp em biết đến các sự kiện lịch sử là:

- Sự khủng hoảng của chính quyền vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài của Đại Việt vào cuối thế kỉ XVIII

- Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh, trao lại quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê

- Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh, nhân cơ hội đó, nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt

- Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh

* Yêu cầu số 2: Một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí:

- Hồi 1:

+ Chúa Trịnh Sâm sủng ái Tuyên phi Đặng Thị Huệ.

+ Tuyên phi dựa vào sự giúp sức của Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, đã bày mưu kế hại thế tử Trịnh Tông (con trưởng của chúa Trịnh Sâm), khiến thế tử Trịnh Tông bị truất ngôi và bị giam cầm.

- Hồi thứ 2:

+ Chúa Trịnh Sâm qua đời, Trịnh Cán (con trai của Tuyên phi Đặng Thị Huệ) khi đó mới 6 tuổi lên nối ngôi.

+ Trước tình thế đó, Trịnh Khải cùng với quân Tam phủ, nửa đêm xông vào phủ chúa giết quận Huy Hoàng Đình Bảo, phế truất Trịnh Cán, tôn thế tử Trịnh Tông lên làm Nam Đoan Vương

- Hồi thứ 9 và hồi thứ 11:

+ Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh, trao lại quyền cai quản Đàng Ngoài cho vua Lê

+ Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc quân Tây Sơn mâu thuẫn nội bộ, có ý chống đối. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm (con rể của Nguyễn Nhạc) ra Bắc, tiêu diệt Nguyễn Hữu Chính; khiến vua Lê Chiêu Thống bỏ kinh đô đi lưu vong.

+ Tuy nhiên, đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống đối Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ buộc phải đưa ra quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm.

- Hồi thứ 12: Vua Lê Chiêu Thống sang cầu viện nhà Thanh, nhân cơ hội đó, nhà Thanh đem quân sang xâm lược Đại Việt

- Hồi 14, 15:

+ Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đã đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh với chiến thắng vang dội tại Ngọc Hồi – Đống Đa

+ Sau khi đánh tan quân xâm lược, vua Quang Trung cho thi hành nhiều chính sách tích cực để khôi phục lại đất nước.

Câu hỏi 2 trang 23 Lịch Sử 10: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.

Lời giải:

Quảng cáo


* Yêu cầu số 1: Giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Điều này được thể hiện qua các nội dung sau:

- Thứ nhất, vai trò của sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn:

+ Lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

+ Tri thức lịch sử đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn với cuộc sống.

- Thứ hai, vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với sử học:

+ Tri thức của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ.

+ Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng lại quá khứ. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.

* Yêu cầu số 2: Ví dụ:

+ Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945 là chất liệu và nguồn cảm hứng cho các nhà văn như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao… sáng tác nên các truyện ngắn, tiểu thuyết hoặc phóng sự. Tiêu biểu như: tiểu thuyết Tắt Đèn (Ngô Tất Tố); phóng sự Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)…

+ Mặt khác, khi khai thác các tác phẩm văn học như: tiểu thuyết Tắt Đèn (Ngô Tất Tố); phóng sự Cơm thầy, cơm cô (Vũ Trọng Phụng); truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)… chúng ta sẽ có hiểu biết một cách sinh động về đời sống xã hội ở nông thôn và thành thị Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1945).

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên