Giải Lịch sử 7 trang 56 Cánh diều
Với lời giải Lịch sử 7 trang 56 trong Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) Lịch sử 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Lịch sử lớp 7 trang 56.
Giải Lịch sử 7 trang 56 Cánh diều
Câu hỏi trang 56 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 15.3, hãy làm rõ nét độc đáo trong tổ chức phản công và chủ trương kết thúc chiến tranh của nhà Lý.
Trả lời:
- Quân dân nhà Lý đã chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công:
+ Trên đường tiến về Thăng Long, quân Tống bị chặn đánh tại phòng tuyến sông Như Nguyệt. Quân Tống nhiều lần tổ chức vượt phòng tuyến Như Nguyệt nhưng không thành công, lâm vào thế khó khăn.
+ Nắm bắt thời cơ, Thái úy Lý Thường Kiệt chủ trương mở các cuộc công kích lớn lớn mà đối tượng chính là nơi đóng quân của Triệu Tiết và Quách Quỳ, khiến quân Tống đại bại.
- Sau khi giành thắng lợi quyết định trên sông Như Nguyệt, mặc dù Đại Việt đã có ưu thế vượt trội hơn hẳn so với quân Tống, đập tan ý chí xâm lược của nhà Tống; tuy nhiên, Thái úy Lý Thường Kiệt vẫn khôn khéo, chủ động đưa ra đề nghị “giảng hòa”.
⇒ Đây là chủ trương đúng đắn và mềm dẻo của Lý Thường Kiệt: dùng phương pháp “giảng hòa” này để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt.
Luyện tập 1 trang 56 Lịch Sử lớp 7: Hãy đánh giá nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược và vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.
Trả lời:
* Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến của nhà Lý chống quân Tống xâm lược:
- Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.
- Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.
- Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.
- Chủ động giảng hòa với giặc. Thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.
* Vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến.
- Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.
- Ông đã đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, sáng tạo, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống.
- Thái úy Lý Thường Kiệt cũng là người chủ động quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình để “không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu” của nhân dân, lại tỏ rõ thiện chí hòa bình của dân tộc Đại Việt.
Vận dụng 2 trang 56 Lịch Sử lớp 7: Sưu tầm tư liệu về đóng góp của Lý Thường Kiệt đối với nhà Lý và dân tộc.
Trả lời:
Gợi ý: những chiến công rạng danh lịch sử của Thái úy Lý Thường Kiệt
- Năm 1061 người Mường ở biên giới Thanh Hóa, Nghệ An quấy rồi, Lý Thường Kiệt được lệnh đi dẹp loạn. Thế nhưng ông chủ trương không dùng bạo lực, mà cố gắng thu phục nhân tâm. Từ đó ông đã thu phục được dân Mường, giúp ổn định vùng biên giới phía Nam.
- Băm 1069, Lý Thường Kiệt cùng vua Lý Thánh Tông đem quân trấn áp Chăm-pa, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-pa. Vua Chiêm là Chế Củ phải chạy trốn đến biên giới với Chân Lạp thì không dám vượt sang vì có hiềm thù với Chân Lạp, nên phải đầu hàng Lý Thường Kiệt. Sau đó Chế Củ phải dâng 3 châu cho Đại Việt.
- Trong những năm 1075 – 1077, Lý Thường Kiệt lãnh đạo nhân dân Đại Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước.
- Năm 1104 vua Chiêm Thành là Chế Ma Na đem quân tiến đánh, chiếm lại các vùng đất mà vua Chế Củ đã nhượng lại cho Đại Việt trước đây. Lý Thường Kiệt lúc này đã 86 tuổi vẫn đưa quân về phía Nam đánh bại quân Chiêm Thành. Chế Ma Na phải nộp lại đất cho Đại Việt.
Vận dụng 3 trang 56 Lịch Sử lớp 7:Nghệ thuật chiến tranh của nhà Lý để lại bài học gì cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?
Trả lời:
Bài học kinh nghiệm:
- Nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình, dự báo sớm những âm mưu và hành động của kẻ thù.
- Kiên định đường lối đánh giặc, nêu cao tinh thần đoàn kết của nhân dân và ý chí quyết chiến quyết thắng.
- Chủ động xây dựng các tuyến phòng thủ để chống giặc, lợi dụng địa thế hiểm trở của tự nhiên để trận địa chiến đấu.
- Lòng nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình.
Lời giải bài tập Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) Cánh diều hay khác:
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lịch Sử 7 Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)
Lịch Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)
Lịch Sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giải SBT Lịch Sử 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều