Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII) sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 7.

Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Cánh diều Bài 17 (có đáp án): Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Lịch Sử 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Vị tướng nào của Mông Cổ đã chỉ huy hơn 3 vạn quân tiến vào xâm lược Đại Việt (năm 1258)?

Quảng cáo

A. Thoát Hoan.

B. Toa Đô.

C. Ô Mã Nhi.

D. Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 2. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?

A. Trận Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai).

B. Trận Thiên Mạc (Duy Tiên, Hà Nam).

C. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

D. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng).

Quảng cáo

Câu 3. Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, chống quân xâm lược Nguyên (1285)?

A. Chi Lăng, Xương Giang.

B. Tốt Động, Chúc Động.

C. Đông Bộ Đầu, Bạch Đằng.

D. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.

Câu 4. Tướng giặc nào chỉ huy quân Nguyên tiến vào xâm lược Đại Việt lần thứ ba (1287)?

A. Sầm Nghi Đống.

B. Phúc Khang An.

C. Thoát Hoan.

D.Ngột Lương Hợp Thai.

Câu 5. “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?

Quảng cáo

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Bình Trọng.

C. Trần Quốc Toản.

D.Trần Thủ Độ.

Câu 6. Ai là người được vua Trần giao trọng trách chức vụ Quốc công tiết chế (tổng chỉ huy quân đội) trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)?

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Quang Khải.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Khánh Dư.

Câu 7. Trước nguy cơ bị quân Mông Cổ xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Quảng cáo

Câu 8. Kế sách đánh giặc được nhà Trần sử dụng trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông - Nguyên là

A. “tiên phát chế nhân”.

B. “đánh nhanh thắng nhanh”.

C. “vườn không nhà trống”.

D. “đóng cọc trên sông Bạch Đằng”.

Câu 9. “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào dưới đây?

A. Trần Quốc Toản.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Bình Trọng.

D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của quân dân nhà Trần tromg ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?

A. Có sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba.

B. Tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân.

C. Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

D. Triệt để áp dụng kế sách “tiên phát chế nhân”, tiến quân thần tốc.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên?

A. Buộc nhà Nguyên phải thần phục, cống nạp cho Đại Việt.

B. Bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

C. Khẳng định quyết tâm, sức mạnh tinh thần của người Việt.

D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong nghệ thuật đánh giặc.

Câu 12. Yếu tố tự nhiên nào đã được Trần Quốc Tuấn khai thác triệt để trong trận quyết chiến với quân Nguyên tại cửa biển Bạch Đằng (năm 1288)?

A. Sự ủng hộ của nhân dân.

B. Khí hậu khô, nắng nóng gay gắt.

C. Sự suy yếu của quân Mông Nguyên.

D. Sự lên xuống của con nước thủy triều.

Câu 13. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?

“Ai người anh dũng tuyệt vời,

Trong nanh vuốt giặc một lời thép gang

“Ta thà làm quỷ nước Nam,

Làm vương phương Bắc chẳng ham chút nào?”

A. Trần Thủ Độ.

B. Trần Bình Trọng.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Nhật Duật.

Câu 14. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của quân Mông – Nguyên trong ba lần tiến đánh Đại Việt, ngoại trừ việc

A. đường lối quân sự của Đại Việt rất độc đáo, linh hoạt.

B. lực lượng quân Nguyên – Mông ít, khí thế chiến đấu kém cỏi.

C. Đại Việt có đội ngũ tướng lĩnh giỏi với nhiều danh tướng kiệt xuất.

D. nhân dân Đại Việt có tinh thần yêu nước, đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 15.Trận Bạch Đằng năm 938 và trận Bạch Đằng năm 1288 của Nhật Bản Việt Nam có sự khác biệt cơ bản về

A. thời điểm tổ chức trận đánh.

B. kế sách đánh giặc.

C. kết quả.

D. lực lượng tham gia.

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 7 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên