Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Với tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 8.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

Quảng cáo

I. Khái quát về cách mạng tư sản (thế kỉ XVI - XVIII)

- Sau các cuộc phát kiến địa lí (thế kỉ XV - XVI), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu ra đời và phát triển cùng với lực lượng xã hội mới - giai cấp tư sản.

- Bị chế độ phong kiến cản trở, giai cấp tư sản đấu tranh gạt bỏ rào cản của chế độ phong kiến, đòi quyền tự do, dân chủ dưới nhiều hình thức, nhưng không thành công.

- Từ giữa thế kỉ XVI, cách mạng tư sản bùng nổ và từng bước giành được thắng lợi ở nhiều nước châu Âu và Bắc Mỹ.

II. Một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

1. Cách mạng tư sản Anh

a) Nguyên nhân bùng nổ

Nguyên nhân sâu xa: thế kỉ XVII, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh có nhiều chuyển biến:

- Kinh tế: Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

- Xã hội có nhiều biến động:

Quảng cáo

+ Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ hoạt động ngoại thương. Nhiều quý tộc phong kiến Anh cũng chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa, trở thành tầng lớp quý tộc mới. Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới có thế lực về kinh tế nhưng không có thực quyền về chính trị, bị lực lượng phong kiến chèn ép.

+ Nông dân bị mất ruộng đất, cuộc sống vô cùng khổ cực.

+ Trong xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn, như: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, quý tộc; mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế,…

=> Trong xã hội Anh dần có sự phân chia thành hai phe đối lập: một bên là vua và các thế lực phong kiến; một bên là giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới, nông dân và bình dân thành thị.

- Chính trị: nền thống trị chuyên chế của vua Sác-lơ I dựa vào các địa chủ lớn và Giáo hội đã cản trở kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh phát triển; đồng thời cũng gây nên nhiều bất bình sâu sắc trong nhân dân.

Nguyên nhân trực tiếp

Quảng cáo

- Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội để tăng thuế, phục vụ cho việc đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt-len ở miền Bắc. Quốc hội Anh (gồm đa số đại biểu là quý tộc mới và tư sản) đã kịch liệt phản đối.

- Đầu năm 1642, nhà vua chạy lên phía bắc Luân Đôn, tập hợp lực lượng chống lại Quốc hội.

=> Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là giữa tư sản và quý tộc mới với chế độ phong kiến ngày càng sâu sắc. Đến tháng 8/642, cách mạng bùng nổ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

b) Diễn biến chính

- Tháng 8/1642, cuộc nội chiến bùng nổ.

- Ngày 30/1/1649 Vua Sác-lơ l bị xử tử. Nền cộng hòa được thành lập. Cách mạng Anh đạt đến đỉnh cao.

Quảng cáo

- Năm 1653 - 1658, Ô.Crôm-oen thiết lập chế độ độc tài quân sự.

- Năm 1660 - 1688, nền quân chủ phục hồi

- Năm 1688, Tư sản và quý tộc mới thỏa hiệp với lực lượng phong kiến, tiến hành cuộc chính biến. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời.

c) Kết quả, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa

- Kết quả: Cách mạng tư sản Anh đã kết thúc thắng lợi:

+ Chế độ phong kiến chuyên chế bị lật đổ;

+ Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập đã hạn chế quyền lực của nhà vua.

- Tính chất: Cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì không xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân,...

- Đặc điểm:

+ Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến.

+ Cách mạng đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới (sự liên minh này quyết định đến tính chất không triệt để của cách mạng).

- Ý nghĩa:

+ Thắng lợi của Cách mạng tư sản Anh là thắng lợi của chế độ xã hội mới - chế độ tư bản chủ nghĩa đối với phong kiến.

+ Cuộc cách mạng đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ, đồng thời cổ vũ nhân dân các nước Âu - Mỹ đứng lên làm cách mạng.

2. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

a) Nguyên nhân bùng nổ

- Nguyên nhân sâu xa: Đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế tư bản chủ nghĩa của 13 thuộc địa phát triển mạnh, cạnh tranh gay gắt với nước Anh. Vì vậy, thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp ở 13 thuộc địa, như: độc quyền buôn bán, đặt ra nhiều loại thuế nặng nề,...

=> Sự cai trị hà khắc của thực dân Anh đã làm tăng thêm mâu thuẫn giữa nhân dân 13 thuộc địa với chính quốc. Người dân mong muốn lật đổ ách cai trị của thực dân Anh, đòi tự do phát triển về kinh tế, văn hóa,...

- Nguyên nhân trực tiếp

+ Tháng 12/1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh. Chính phủ Anh lập tức ra lệnh phong tỏa cảng Bô-xtơn và ban hành thêm các đạo luật ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa.

+ Năm 1774, Đại biểu các thuộc địa Bắc Mỹ đã họp, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không được vua Anh chấp thuận.

=>  Tháng 4/1775, chiến tranh bùng nổ giữa thực dân Anh với 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

b) Diễn biến chính

- Tháng 12/1773, Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh

- Tháng 4/1775, Chiến tranh bùng nổ. G.Oa-sinh-tơn được cử làm chỉ huy quân đội.

- Tháng 7/1776, đại biểu các thuộc địa họp ở Phi-la-đen-phi-a, thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, Hợp chúng quốc Hoa Kì ra đời.

- Tháng 10/1777, quân đội thuộc địa giành chiến thắng tại Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh

- Tháng 11/1781, quân đội thuộc địa giành chiến thắng tại I-oóc-tao. Quân Anh suy yếu dần. Chiến tranh kết thúc.

- Tháng 9/1783, Hiệp ước Véc-xai được kí kết, Anh buộc phải công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

c) Kết quả, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa

- Kết quả:

+ Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh.

+ Đưa đến sự thành lập của Hợp chúng quốc Hoa Kì.

- Tính chất:

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

+ Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: không thủ tiêu được chế độ nô lệ; thành quả cách mạng không đáp ứng quyền lợi của phần đông nhân dân lúc đó.

- Đặc điểm:

+ Hình thức: chiến tranh giải phóng dân tộc.

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản và tầng lớp chủ nô.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ ở Mỹ.

+ Có ảnh hưởng lớn đến châu Âu, châu Mỹ và cả thế giới: thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến ở châu Âu, trước hết là Cách mạng Pháp (1789); Cổ vũ các phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX),...

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

3. Cách mạng tư sản Pháp

a) Nguyên nhân bùng nổ

♦ Nguyên nhân sâu xa: thế kỉ XVIII, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội - tư tưởng ở Pháp có nhiều chuyển biến:

- Về kinh tế:

+ Đến cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng kinh tế công - thương nghiệp đã phát triển khá mạnh, ở Pháp đã xuất hiện nhiều thành thị và nhiều công ty thương mại lớn.

+ Tuy nhiên, kinh tế công - thương nghiệp ở Pháp bị chế độ phong kiến cản trở (do thuế má nặng nề, đơn vị đo lường và tiền tệ không thống nhất,...).

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: xã hội phong kiến Pháp được phân làm ba đẳng cấp với địa vị chính trị, kinh tế khác nhau, trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp, như: giai cấp tư sản, nông dân và bình dân thành thị. Đẳng cấp thứ ba bị hai đẳng cấp trên áp bức, bóc lột nặng nề.

=> Mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp rất gay gắt.

- Về tư tưởng: thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản (tiêu biểu là: S. Mông-te-xki-ơ; Ph. Vôn-te và G. Rút-xô) đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

♦ Nguyên nhân trực tiếp: Tháng 5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế. Đại biểu của Đẳng cấp thứ ba kịch liệt phản đối và tự tuyên bố là Quốc hội. Nhà vua và quý tộc đã dùng quân đội để uy hiếp Quốc hội. Trong bối cảnh đó, giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng đứng lên làm cách mạng.

Lý thuyết Lịch Sử 8 Cánh diều Bài 1: Cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ

b) Diễn biến chính

- Giai đoạn 1 (từ 14/7/1789 đến 10/8/1792):

+ Ngày 14/7/1789, Quần chúng tấn công chiếm pháo đài - nhà tù Ba-xti

+ Ngày 26/8/1789, Quốc hội thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền

+ Năm 1791, nền quân chủ lập hiến được thiết lập.

- Giai đoạn 2 (từ 10/8/1792 đến 2/6/1793):

+ Chế độ phong kiến bị lật đổ, phái Gi-rông-đanh thiết lập nền nền cộng hòa.

+ Tháng 1/1793, vua Lu-I XVI bị xử tử vì tội phản quốc.

- Giai đoạn 3 (2/6/1793 - 27/7/1794):

+ Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh được thiết lập, do luật sư Rô-be-spie đứng đầu.

+ Phái Gia-cô-banh ban hành nhiều biện pháp tích cực, đánh bại quân xâm lược.

- Ngày 27/7/1794, lực lượng tư sản phản cách mạng đảo chính, cách mạng thoái trào và kết thúc.

- Từ năm 1794 - 1799: chế độ đốc chính đã thủ tiêu các thành quả của cách mạng.

c) Kết quả, tính chất, đặc điểm và ý nghĩa

- Kết quả

+ Lật đổ chế độ phong kiến;

+ Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, thiết lập chế độ cộng hòa và xóa bỏ rào cản trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Tính chất:

+ Cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình.

+ Dù được đánh giá là cuộc cách mạng triệt để nhất, tuy nhiên, Cách mạng tư sản Pháp vẫn còn một số hạn chế như: chưa đáp ứng được những quyền lợi của nhân dân lao động; chưa giải phóng được con người thoát khỏi chế độ áp bức, bóc lột.

- Đặc điểm:

+ Hình thức: nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.

- Ý nghĩa:

+ Mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.

+ Là sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với nước Pháp mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.

+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

+ Thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố quyền lực, địa vị của chủ nghĩa tư bản.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Lịch Sử lớp 8 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 8, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Lịch Sử 8 hay, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Lịch Sử và Địa Lí 8 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên