Các dạng đề bài Hoàng Hạc lâu, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng chọn lọc, cực hay - Ngữ văn lớp 10

Các dạng đề bài Hoàng Hạc lâu, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng chọn lọc, cực hay

Tài liệu tổng hợp các dạng đề văn bài Hoàng Hạc lâu, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay gồm các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... xoay quanh tác phẩm Hoàng Hạc lâu, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Hi vọng với các dạng đề văn bài Hoàng Hạc lâu, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu bài môn Ngữ văn 10 từ đó giúp các em ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

1. Dạng bài đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Câu 1: Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Phiên âm:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch thơ

Bạn từ lầu Hạc lên đường,

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

( Tại Hoàng Hạc lâu, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Tr144, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)

a. Nêu chủ đề của văn bản trên? Xác định thể thơ ở phần phiên âm và dịch thơ?

* Gợi ý trả lời

Văn bản trên có chủ đề: Bài thơ kể về một cuộc chia tay nhưng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc.

b. Tại sao nhà thơ chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn?

* Gợi ý trả lời

Nhà thơ chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn. Bởi vì, theo quan niệm của người Á Đông, phía tây là cõi Phật, cõi tiên. Đặc biệt ở Trung Quốc, phía tây là vùng đất hoang sơ, nhiều núi cao, bí hiểm. Ngày xưa chỉ dành cho những ẩn sĩ đến tu hành. Nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao trong sạch.

c. Hai tiếng cố nhân mà dịch là bạn có nói hết ý nghĩa của từ cố nhân chưa ? Vì sao ?

* Gợi ý trả lời

Hai tiếng cố nhân  mà dịch là bạn chưa nói hết ý nghĩa của từ cố nhân . Bởi lẽ. Cố nhân là người bạn gắn bó, thân thiết từ xưa, cho dù thời gian có thể điểm tô trên mái tóc. Buổi chia tay nhờ có hai tiếng cố nhân ấy mà đắm chìm trong sự thiết tha, quyến luyến. Còn chữ bạn chỉ gợi tình bạn bình thường.

Đề 2:  Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vẻ đẹp tình bạn trong cuộc sống hôm nay?

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

-Nội dung: từ vẻ đẹp tình bạn trong văn bản, thí sinh hiểu được tình bạn là gì ? Biểu hiện của tình bạn ? Ý nghĩa của tình bạn ? Rút ra bài học nhận thức và hành động trong việc xây dựng tình bạn trong sáng, chân thành.

 Đề 2: Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Phiên âm :

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu 

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu. 

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch thơ

Bạn từ lầu Hạc lên đường,

Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.

Bóng buồm đã khuất bầu không,

Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.

( Tại Hoàng Hạc lâu, tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng, Tr144, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)

a. Xác định thể thơ ở phần phiên âm và dịch thơ ?

* Gợi ý trả lời

- Thể thơ ở phần phiên âm: thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

- Thể thơ ở phần dịch thơ : lục bát

b. Xác định hai địa danh xuất hiện trong câu 1 và 2 ? Nêu ý nghĩa của các địa danh đó ?

* Gợi ý trả lời

Hai địa danh xuất hiện trong câu 1 và 2 là Hoàng Hạc Dương Châu

→ Ý nghĩa: Địa danh Hoàng Hạc mang ý nghĩa của trốn thoát tục. Địa danh Dương Châu là nơi náo nhiệt, đô hội bậc nhất của đời Đường, mang ý nghĩa biểu tượng của cõi trần. Sự xuất hiện hai địa danh không chỉ nhấn mạnh khoảng cách địa lí mà chủ yếu nhấn mạnh khoảng cách tiên-tục, một khoảng cách xa vời vợi, diễn tả tâm trạng bùi ngùi của sự tiễn biệt trong phút chia tay.

2.Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

* Gợi ý trả lời

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Lí Bạch và bài thơ: Lí Bạch được mệnh danh là “thi tiên” với hồn thơ phóng khoáng, bay bổng cùng sự nghiệp văn chương đồ sộ. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là bài thơ xuất sắc đầy cảm xúc của tác giả trong cuộc tiễn đưa tri kỉ.

- Khái quát suy nghĩ của bản thân: Tống biệt là chủ đề tiêu biểu trong thơ Đường. Bài thơ của Lí Bạch đem lại nhiều tình cảm xúc động nơi người đọc.

b. Thân bài

1.    Hai câu đầu: Khung cảnh tiễn biệt.

- Đối tượng đưa tiễn: Cố nhân - Người bạn tâm giao, tri âm tri kỉ. Bản dịch thơ chỉ dịch là bạn, chưa thể hiện được hết nội hàm ý nghĩa của bản gốc.

- Không gian đưa tiễn:
  + Nơi đi: phía Tây Hoàng Hạc Lâu:

• Lầu Hoàng Hạc ở phố Vũ Hán tỉnh Bắc Hồ, gắn với truyền thuyết một người nước Thục tu thành tiên cưỡi hạc vàng về đây rồi bay đi. Đây là địa danh gắn với cõi thần tiên.

• Phía Tây: Chỉ điểm nhìn, ở những vùng núi cao cho những người ẩn sĩ tâm hồn trong sạch.

→ Không gian thoát tục, đẹp, huyền ảo, lãng mạn

+ Nơi đến: Dương Châu – chốn phồn hoa bậc nhất đời Đường

→ Không gian trần tục, phồn hoa, rực rỡ

- Thời gian đưa tiễn: Tháng ba – mùa hoa khói: Cuối mùa xuân

- Cảnh vật: Yên hoa – hoa trong sương mù trông như khói bao phủ

→ Cảnh đẹp diễm lệ của mùa xuân.

⇒ Hai câu thơ diễn tả khung cảnh tiễn biệt đẹp, lãng mạn.

⇒ Sự đối lập giữa cái có (khung cảnh đẹp, thời tiết đẹp, tình bạn đẹp) và cái không có (niềm vui sum vầy) đã thể hiện tâm trạng lưu luyến,bịn rịn trước cảnh chia li của tác giả.

2.    Hai câu sau: Tâm trạng của tác giả

- Hình ảnh “cô phàm” – cánh buồm lẻ loi: Bản dịch thơ dịch là bóng buồm chưa diễn tả hết sự cô đơn, lẻ loi của người tiễn đưa và kẻ ra đi giữa sông nước mênh mang

- Hình ảnh “Bích không tận”

+ Khoảng không xanh biếc, mênh mông. Bản dich thơ chỉ nhắc đến bầu không, chưa thể hiện được sự mênh mông, rợn ngợp của không gian ấy.

→ Sự cô đơn, lẻ loi của người ra đi và người ở lại

+ Ngoài ra, hình ảnh còn gợi sự dịch chuyển của không gian từ xa đến gần, từ sâu đến rộng rồi mất hút khỏi tầm mắt. bản dịch thơ cũng chưa thể hiện được ý này.

→ Cái nhìn đau đáu, hoài trông của tác giả. Thể hiện mối tình bằng hữu tri kỉ gắn bó, luyến lưu.

- Hai hình ảnh đối lập: Cô phàm (nhỏ bé, cô đơn) >< bích không tận (mênh mông, rợn ngợp)

→ Nhấn mạnh sự nhỏ bé, lẻ loi của con thuyền như bị nuốt chửng vào không gian sông nước mênh mang

→ Sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước không gian bao la rợn ngợp.

- Hình ảnh “Trường Giang thiên tế lưu”:

→ Hình ảnh ước lệ đầy lãng mạn, gợi không gian vũ trụ bao la gợi cảm giác nhỏ bé, rợn ngợp cho con người

→ Khắc họa tâm trạng cô đơn cùng nỗi nhớ tha thiết của tác giả.

c.    Nghệ thuật

- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, lấy thiên nhiên để thể hiện cảm xúc con người

- Ngôn ngữ hàm súc, trang trọng, ý tại ngôn ngoại

- Hình ảnh ước lệ, tinh tế gợi những không gian vũ trụ lớn lao, kì vĩ, các địa danh nổi tiếng

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ

- Mở rộng: Chủ đề tình bạn trong thơ tống biệt trong thơ Lí Bạch rất phong phú. Ngoài bài thơ vừa phân tích trên còn có: Tống hữu nhân, tặng Uông Luân,...

Xem thêm các các dạng đề văn lớp 10 chọn lọc, hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên