Top 100 Đề thi Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án

Bộ 100 Đề thi Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Ngữ Văn 10.

Đề thi Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Ngữ Văn 10 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

- Đề thi Ngữ Văn 10 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Ngữ văn 10 cả ba sách:

Quảng cáo

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  Đăm Săn rung khiên múa. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô. Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

[...] Thế là Đăm Săn lại múa. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng mua dưới thấp, vang lên tiếng dĩa khiên đồng. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng dĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung.

(Trích Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây)

Quảng cáo

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Câu 2 (0,5 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn.

Câu 3 (1điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn trên.

Câu 4 (1 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về cách người kể miêu tả hai lần múa khiên.

Câu 5 (2 điểm): Trình bày cảm nhận của anh/ chị về cảnh Đăm Săn múa khiên thông qua đoạn văn.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá: chủ đề và nghệ thuật của truyện Đi san mặt đất (Truyện của người Lô Lô, trích Mẹ Trời, Mẹ Đất).

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

ĐƯỜNG ĐI HỌC

Khúc khuỷu ruột dê ổ gà ổ chó

Đường dẫn con đi suốt tuổi thơ mình

Nhiều gai góc nhưng cũng đầy hoa cỏ

Vui rập rờn theo những cánh bướm xinh…

Mười cây số bốn mùa chân xuôi ngược

Manh áo nghèo mưa nắng bạc tóc hoe

Không ngăn nổi hồn nhiên chim sáo hót

Chiều vô tư ngõ đom đóm lập lòe

Ôi! Thương quá cái thời cơm cõng củ

Lén nhìn con cạo rá mẹ thở dài

Bữa cháo bữa rau qua ngày giáp hạt

Túc tắc rồi con cũng lớn như ai.

Thêm một tuổi là con thêm một lớp

Bước dài hơn, đi đứng chững chạc hơn

Con đường cũ mở ra nhiều lối mới

Cánh bướm xưa vẫn bay lượn chập chờn.

Mê lộ đời lắm ngả ngang ngả dọc

Chợt xênh xang chợt heo hút dặm mòn

Đường đi học vẫn là đường đẹp nhất

Sớm muộn về vẫn có mẹ chờ con!

18.02.2003

(Trích Từ khi có phượng, Nguyễn Ngọc Hưng,

NXB Hội nhà văn, 2005, tr.7-8)

Câu 1 (1 điểm): Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Giải nghĩa các từ ngữ sau: khúc khuỷu, chững chạc, túc tắc và heo hút.

Câu 3 (1 điểm): Nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả đối với con đường đi học thể hiện trong bài thơ.

Câu 4 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của anh/chị về con đường đi học của mình.

Phần 2: Tạo lập văn bản (5 điểm)

  Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận với chủ đề” “Thói vô trách nhiệm trước cuộc sống”.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân.

Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thể thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành động bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được”, nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một lhu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi?

(Trích Thư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi)

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Theo đoạn trích trên, trước đây quan Tổng binh và các vị đại thần đã có những việc làm gì khiến tác giả không tin tưởng?

Câu 4 (1,0 điểm). Ý nghĩa của việc tác giả đưa ra những bất lợi trong tình hình thực tế của quân Minh?

Câu 5 (1,0 điểm). Anh/chị hãy chỉ ra tác dụng của câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?

Câu 6 (1,0 điểm). Bài học mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Vì sao?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam).

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Ngữ Văn lớp 10

Thời gian làm bài: phút

(Không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trẫm nghĩ, việc chọn người hiền là rất đúng lí. Chọn được người hiền là do sự tiến cử. Cho nên, khi đã được nước rồi, việc đó là việc đầu tiên. Thời cổ, ở nơi triều đình, người hiền vái nhường chen vai nhau đầy dẫy. Vì thế, ở dưới, không có người bị sót, ở trên ko có người bị quên. Có thế, việc chính trị mới được hoà vui. Xét như các đời Hán, Đường, bọn bày tôi đều tôn nhường, tiến cử người hiền: Tiêu Hà tiến Tào Nham, Nguỵ Vô Tri tiến Trần Bình, Địch nhân kiên tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu. Tuy rằng tài có cao thấp, không giống nhau, nhưng cũng được dùng đúng việc, đúng chỗ.

Nay trẫm giữ trách nhiệm lớn, ngày đêm sợ hãi y như đi trên vực sâu, chính là vì chưa được người hiền ra giúp việc trị nước. Nay lệnh cho văn võ đại thần, công hầu đại phu, từ tam phẩm trở lên, phải tiến cử một người, hoặc tại triều, hoặc tại quận, không cứ đang làm quan, hay chưa làm quan. Xét cứ có tài văn hay võ, đáng coi dân chúng là trẫm giao cho việc. Mà người tiến cử thì được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. Nếu tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. Nếu cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. Xét ở đời, không hiếm người có tài, mà phép cầu tài thì không hiếm. Hoặc có người đủ tài kinh luân, ở hàng quan lại thấp kém, không được ai cất nhắc, hoặc có bực hào kiệt, ở trong nơi thảo mãng lẫn với bọn sĩ tốt, vì thiếu người đề đạt, trẫm làm sao mà biết rõ được. Vậy từ nay, bực quân tử nào muốn cùng trẫm coi việc, ai nấy tự tiến cử.

(…)

Tờ chiếu này ban ra , phàm đang ở hàng quan lại. đều gắng sức là phần việc của mình, mà cố tiến cử đề đạt. Còn như kẻ chốn nơi thôn dã, dừng lấy việc tự tiến cử làm xấu hổ, mà trẫm thành mang tiếng để xót nhân tài.

(Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập,

NXB Văn hoá thông tin, 1970, tr.317, 318)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.

Câu 4 (1.0 điểm). Mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản

Câu 5 (1,0 điểm). Nhận xét của anh/chị về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Lê Lợi thể hiện qua văn bản.

Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.

Xem thử

Xem thêm đề thi các môn học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Đề thi, giáo án lớp 10 các môn học
Tài liệu giáo viên