10 Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Với bộ 10 Đề thi Cuối Học kì 2 Ngữ Văn 10 năm 2024 có đáp án, chọn lọc được biên soạn bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 10 của các trường THPT trên cả nước. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 2 Ngữ Văn 10.
10 Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ văn 10 Cuối kì 2 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: phút
(Không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triểu đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà đòi bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
(Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trên.
Câu 2 (0,5 điểm): Khái quát nội dung chính đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm): Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Theo anh/chị, tác giả tố cáo tội ác của giặc để làm gì?
Câu 4 (1,0 điểm): Trong câu: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù" có thể thay "quên" bằng "không"; "chưa" bằng "chẳng" được không? Vì sao?
Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra, phân tích hiệu quả hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
Câu 6 (1,0 điểm). Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng, nỗi lòng gì của nhân vật "ta"? Tâm trạng, nỗi lòng đó được diễn tả theo cách nào? Chỉ ra tác dụng?
Câu 7 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, anh/chị hiểu gì về vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc?
Phần 2: Viết (4 điểm)
Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
Phương thức biểu đạt: nghị luận. |
0,5 điểm |
Câu 2 |
Đoạn trích tố cáo tội ác và sự ngang ngược của quân giặc, qua đó bộc lộ lòng căm thù giặc sâu sắc và tinh thần sẵn sàng hi sinh của Trần Quốc Tuấn. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
- Chi tiết tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù: + Kẻ thù tham lam, tàn bạo: Ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc + Hành động xúc phạm danh dự đất nước: "Lưỡi cú diều", "thân dê chó" - sứ Nguyên để "xỉ mắng triều đình", "bắt nạt tể phụ". - Đoạn văn tố cáo tội ác giặc để khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
- "Quên" : Có nghĩa là "không nghĩ đến, không để tâm đến". Dùng câu này để thể hiện lòng căm thù giặc và tìm cách trả thù đến mức không để tâm đến việc ăn uống, một hoạt động thiết yếu và diễn ra hằng ngày đối với tất cả mọi người. Còn "không" : Chỉ mang ý nghĩa phủ định. - "Chưa" : Biểu thị ý phủ định đối với điều mà cho đến một thời điểm nào đó không có, nhưng thời điểm sau đó có thể có. Dùng câu này để thể hiện thái độ tìm cách trả thù giặc, bây giờ chưa làm được nhưng chắc chắn sẽ làm được sau đó. Còn từ "chẳng' chỉ biểu thị ý phủ định nhất định, nhưng không có hàm ý là về sau có thể có. => không thể thay" quên "bằng" không ";" chưa "bằng" chẳng "được. Nếu thay thế sẽ làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
- So sánh: Ruột đau như cắt Phóng đại, khoa trương: Trăm thân, nghìn xác - Liệt kê: Quên ăn, vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. - Ẩn dụ: Xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù ý chỉ hành động không dung tha cho quân giặc; trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa chỉ sự hi sinh - Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh chủ tướng với nỗi đau đớn, đắng cay, tủi nhục trước hành động tham tàn của sứ giặc cùng thái độ căm thù giặc sôi sục; qua đó thể hiện khí phách anh hùng, hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến dù có hi sinh. |
1,0 điểm |
Câu 6 |
- Nỗi đau thống thiết trước cảnh nước mất nhà tan. - Căm phẫn, uất hận kẻ thù đến đỉnh điểm - Nguyện hi sinh để giữ yên giang sơn bờ cõi => Cách bộc lộ tình cảm: trực tiếp (qua các động từ mạnh: “xả thịt”, “lột da”, “nuốt gan”, “uống máu”; lối nói thậm xưng: ‘trăm thân”, “nghìn xác”, “phơi ngoài nội cỏ”, “gói trong da ngựa”; các từ ngữ trực tiếp bộc lộ cảm xúc: ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm tức, ta cũng vui lòng. => Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật lòng yêu nước, căm hận quân thù, đau đớn, tủi nhục vì tổ quốc bị giặc giày xéo, và tinh thần quyết chiến, sẵn sàng xả thân vì nước cho dù thịt nát xương tan. |
1,0 điểm |
Câu 7 |
Vai trò của chủ tướng Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc: - Là người chỉ huy anh minh, tài bà. - Sáng suốt, nhìn nhận thấu đáo nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược. - Có tài lãnh đạo, chỉ huy, cảm hóa lòng người, thống nhất toàn quân đồng lòng đánh giặc. |
1,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. |
0,25 điểm
0,25 điểm
2,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật. |
||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật. 2. Thân bài. a) Giải thích quan niệm: Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó. b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật: - Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế. - Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, … c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật: - Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng. - Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá. 3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề. Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
0 |
3 |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài: phút
(Không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trẫm nghĩ, việc chọn người hiền là rất đúng lí. Chọn được người hiền là do sự tiến cử. Cho nên, khi đã được nước rồi, việc đó là việc đầu tiên. Thời cổ, ở nơi triều đình, người hiền vái nhường chen vai nhau đầy dẫy. Vì thế, ở dưới, không có người bị sót, ở trên ko có người bị quên. Có thế, việc chính trị mới được hoà vui. Xét như các đời Hán, Đường, bọn bày tôi đều tôn nhường, tiến cử người hiền: Tiêu Hà tiến Tào Nham, Nguỵ Vô Tri tiến Trần Bình, Địch nhân kiên tiến cử Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu. Tuy rằng tài có cao thấp, không giống nhau, nhưng cũng được dùng đúng việc, đúng chỗ.
Nay trẫm giữ trách nhiệm lớn, ngày đêm sợ hãi y như đi trên vực sâu, chính là vì chưa được người hiền ra giúp việc trị nước. Nay lệnh cho văn võ đại thần, công hầu đại phu, từ tam phẩm trở lên, phải tiến cử một người, hoặc tại triều, hoặc tại quận, không cứ đang làm quan, hay chưa làm quan. Xét cứ có tài văn hay võ, đáng coi dân chúng là trẫm giao cho việc. Mà người tiến cử thì được thưởng vào bực thượng thưởng, theo như phép xưa. Nếu tiến cử người có tài trung bình thì được thưởng thăng hai trật. Nếu cử người có tài đức đều trội hơn đời, thì được trọng thưởng. Xét ở đời, không hiếm người có tài, mà phép cầu tài thì không hiếm. Hoặc có người đủ tài kinh luân, ở hàng quan lại thấp kém, không được ai cất nhắc, hoặc có bực hào kiệt, ở trong nơi thảo mãng lẫn với bọn sĩ tốt, vì thiếu người đề đạt, trẫm làm sao mà biết rõ được. Vậy từ nay, bực quân tử nào muốn cùng trẫm coi việc, ai nấy tự tiến cử.
(…)
Tờ chiếu này ban ra , phàm đang ở hàng quan lại. đều gắng sức là phần việc của mình, mà cố tiến cử đề đạt. Còn như kẻ chốn nơi thôn dã, dừng lấy việc tự tiến cử làm xấu hổ, mà trẫm thành mang tiếng để xót nhân tài.
(Chiếu cầu hiền tài, Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi toàn tập,
NXB Văn hoá thông tin, 1970, tr.317, 318)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể loại của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Theo Lê Lợi khi có được nước rồi, việc làm đầu tiên là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra những đường lối tiến cử người hiền tài được đề cập trong văn bản.
Câu 4 (1.0 điểm). Mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản
Câu 5 (1,0 điểm). Nhận xét của anh/chị về tình cảm, tư tưởng, nhân cách của Lê Lợi thể hiện qua văn bản.
Câu 6 (1,0 điểm). Anh/chị rút ra được thông điệp gì từ văn bản trên?
Phần 2: Viết (5 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà anh/chị dã học hoặc đã đọc.
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
0 |
3 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
|
50 |
2 |
Viết |
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
50 |
Tổng |
0 |
25 |
0 |
35 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
Xem thêm bộ đề thi Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2024 hay khác:
Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Đề thi Giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 10 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 10
- Giáo án Toán 10
- Giáo án Tiếng Anh 10
- Giáo án Vật Lí 10
- Giáo án Hóa học 10
- Giáo án Sinh học 10
- Giáo án Lịch Sử 10
- Giáo án Địa Lí 10
- Giáo án Kinh tế Pháp luật 10
- Giáo án Tin học 10
- Giáo án Công nghệ 10
- Giáo án Giáo dục quốc phòng 10
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 10 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 10
- Đề cương ôn tập Văn 10
- Đề thi Toán 10 (có đáp án)
- Đề thi cương ôn tập Toán 10
- Đề thi Toán 10 cấu trúc mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 10 (có đáp án)
- Đề thi Vật Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Hóa học 10 (có đáp án)
- Đề thi Sinh học 10 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 10 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 10 (có đáp án)
- Đề thi Kinh tế & Pháp luật 10 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 10 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 10 (có đáp án)
- Đề thi Giáo dục quốc phòng 10 (có đáp án)