500 câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 11 Học kì 2 có đáp án, cực hay

Phần dưới tổng hợp bộ 500 câu hỏi ôn tập môn Ngữ văn lớp 11 Học kì 2 chọn lọc, cực hay, có đáp án được biên soạn theo từng bài học. Hi vọng bộ câu hỏi ôn tập này sẽ hỗ trợ Thầy/Cô tốt hơn trong quá trình giúp học sinh hiểu và yêu thích môn Ngữ văn 11.

Mục lục Câu hỏi ôn tập Ngữ văn 11 Học kì 2

Câu hỏi ôn tập bài Lưu biệt khi xuất dương

Câu hỏi: Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được thể hiện như thế nào qua bài “Lưu biệt khi xuất dương”?

Trả lời:

Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: Làm trai đứng giữa trời đất phải làm được việc lớn, phải hiên ngang, lừng lẫy, phải xoay chuyển càn khôn chứ không chấp nhận một cuộc sống bình thường. Phan Bội Châu nêu lên một chí làm trai vượt lên mưu đồ công danh để hướng tới những lý tưởng cao đẹp ở đời.

Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: Quan điểm không chấp nhận thực tại. Phan Bội Châu không chấp nhận số phận chủ động xoay chuyển thời thế. Ngụ ý nói đến mục tiêu của nam nhi là phải tìm con đường cứu nước.

Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước vẫn tin điều xưa cũ, là cái tôi đầy trách nhiệm với cuộc đời, cuộc đời cần ta để cống hiến. Phan Bội Châu thể hiện niềm tin sắt đá vào bản thân và thế hệ tương lai.

Khát vọng hành động và tư thế lên đường. Thể hiện khát vọng lên đường có một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ.

Câu hỏi: Anh (chị) có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ bài “Lưu biệt khi xuất dương” so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?

Trả lời:

Hai câu thơ 6 và 8 trong bản dịch thơ so với nguyên tác có chút khác biệt:

Câu 6: Trong bản nguyên tác câu 6 là "Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi !" Tác giả cho thấy một quan điểm rõ ràng rằng sách vở, đạo đức nho gia đã từng là giường cột cho phong kiến Việt Nam đã không còn có thể giúp ích được cho ta trong buổi nước mất nhà tan. Ngược lại, nếu cứ khư khư lệ cũ, chìm đắm trong tư tưởng trung quân thì chỉ làm mình ngu thêm mà thôi. Tuy nhiên trong bản dịch thơ tác giả chỉ nêu được rằng "học cũng hoài'’ mới chỉ nêu được sự phủ định của Phan Bội Châu với Nho học chứ chưa làm nổi bật lên khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.

Câu 8: Trong nguyên tác câu thơ này là "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi", những hình tượng vừa kì vĩ, lớn lao vừa lãng mạn như hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên, thể hiện chất sử thi cuộn trào trong từng câu chữ. Câu này được dịch thành thơ "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi" chưa thể hiện được khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác nhưng cũng có thể hiện được sự thích thú của nhân vật trữ tình trước những khó khăn.

Câu hỏi: Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”?

Trả lời:

Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình.

Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ.

Khí phách ngang tàn, dám đương đầu với mọi thử thách.

Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.

.............................

Câu hỏi ôn tập bài Hầu trời

Câu hỏi: Cách vào đề của bài thơ “Hầu Trời” gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

Trả lời:

Cách “nhập đề” lạ, một sự “hư cấu” nghệ thuật.

Nó là cớ để nhân vật bộc lộ được cảm xúc trong “cõi mộng”

Cách vào đề gợi được sự thích thú, tò mò, dường như rất có duyên đối với người đọc.

Câu hỏi: Tác giả đã kể lại câu chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào trong bài thơ “Hầu Trời” ?

Trả lời:

Thi sĩ rất cao hứng đọc văn đọc từ "văn vần" sang "văn xuôi"... cùng đó lại rất đắc ý nên càng đọc thì "văn dài thơ tốt ran cung mây !" càng đọc càng có cảm hứng, càng có cảm xúc nên đọc lại càng hay, kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình. Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.

Câu hỏi: Anh (chị) cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ trong bài “Hầu Trời” ?

Trả lời:

Cảm nhận về cá tính, niềm khao khát chân thành của thi sĩ qua đoạn thơ:

 Một con người có cá tính rất “ngông”: ở cõi trần thân phận nhà văn bị khinh bị, xem thường, văn chương “rẻ như bèo”, Tản Đà tìm đến tận Trời để khẳng định tài năng của mình.

 Một con người có ý thức về cá nhân rất cao, dám tự mình khen mình (Trời và Chư tiên tán thưởng thơ Tản Đà, đó chính là nhà thơ tự tán thưởng). Đây không phải là sự tự kiêu, thiếu khiêm tốn trong cái nhìn vốn khiêm cung của xã hội Việt Nam thời phong kiến. Nhưng đây, chính là cái thật, là cá nhân ý thức được tài năng thực sự của mình.

.............................

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên