Bài tập trắc nghiệm Sinh thái (phần 2)



Chuyên đề: Sinh thái

Câu 21: Hiện tượng cụp lá vào ban đêm ở một số loài thực vật có vai trò gì?

A. Giúp cây tăng cường tích luỹ chất hữu cơ.

B. Giúp cây giảm tiếp xúc với môi trường.

C. Giúp hạn chế sự thoát hơi nước.

D. Giúp tránh sự phá hoại của sâu bọ.

Câu 22: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.

D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

Câu 23: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, điều nào sau đây không xảy ra?

A. Quần thể dễ đi tới trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.

B. Khả năng sinh sản sẽ tăng lên do sự cạnh tranh giảm.

C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

D. Giao phối gần làm giảm sức sống của quần thể.

Câu 24: Điểm nào dưới đây giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo?

A. Đều có hiệu suất sản xuất cao.

B. Đều thực hiện một chu trình sinh học đầy đủ.

C. Đều hình thành theo quy luật tự nhiên.

D. Đều đa dạng và có thành phần giống nhau.

Câu 25: Kết quả của hiện tượng khống chế sinh học là

A. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.

B. sự phát triển mạnh mẽ của loài ưu thế trong quần xã.

C. tăng khả năng cạnh tranh của các loài trong quần xã.

D. sự tuyệt diệt một loài trong quần xã.

Câu 26: Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong một hệ sinh thái theo dạng tháp là

A. sinh vật thuộc mắt xích phía trước là thức ăn của sinh vật thuộc mắt xích phía sau nên số lượng luôn phải lớn hơn.

B. sinh vật thuộc mắt xích càng xa vị trí của sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng nhỏ.

C. sinh vật thuộc mắt xích phía sau phải sử dụng sinh vật thuộc mắt xích phía trước làm thức ăn, nên sinh khối của sinh vật dùng làm thức ăn lớn hơn nhiều lần.

D. năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng thường bị hao hụt dần.

Câu 27: Câu nào sau đây là sai khi nói về sự biến đổi của các chỉ số sinh thái?

A. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.

B. Số lượng loài giảm, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng.

C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, thức ăn mùn bã sinh vật càng quan trọng và quan hệ giữa các loài trở nên căng thẳng.

D. Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên.

Câu 28: Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm trên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả

A. quá trình diễn thế.

B. sự cộng sinh giữa các loài.

C. sự phân huỷ.

D. sự ức chế - cảm nhiễm.

Câu 29: Diễn thế nguyên sinh khác diễn thế thứ sinh ở đặc điểm nào dưới đây?

A. diễn thế nguyên sinh có giai đoạn khởi đầu và iai đoạn cuối.

B. điều kiện sống thuận lợi của diễn thế nguyên sinh khác với điều kiện sống của diễn thế thứ sinh.

C. nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong là khác nhau.

D. diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, còn diễn thế thứ sinh xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

Câu 30: Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái như thế nào?

A. Có thể kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật, con người.

B. Có thể chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

C. Có thể chủ động điều khiển diễn thế sinh thái hoàn toàn theo ý muốn của con người.

D. Có thể hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã xuất hiện trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.

Câu 31: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau.

D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.

Câu 32: Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống như thế nào?

A. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã.

B. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.

C. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa quần xã với sinh cảnh của chúng.

D. Biểu hiện sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần thể và giữa quần thể với sinh cảnh của chúng.

Câu 33: Trong một hệ thực nghiệm có đầy đủ các yếu tố vô sinh, người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và vi sinh vật phân huỷ. Hệ này được gọi là

A. một quần xã sinh vật

B. một nhóm sinh vật.

C. một quần thể sinh vật

D. một hệ sinh thái.

Câu 34: Tại sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài quá 6 mắt xích?

A. Vì số lượng các loài trong một hệ sinh thái bị hạn chế.

B. Vì năng lượng bị mất dần qua các mắt xích của chuỗi.

C. Vì năng lượng bị hấp thụ nhiều ở các bậc dinh dưỡng.

D. Vì năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.

Câu 35: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thì quần xã ổn định hơn các trường hợp còn lại?

A. Quần xã có số lượng loài nhỏ nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lớn.

B. Quần xã có số lượng loài lớn nhưng số lượng cá thể của mỗi loài nhỏ.

C. Quần xã có số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của mỗi loài ít.

D. Quần xã có số lượng loài lớn và số lượng cá thể của mỗi loài đông đảo.

Câu 36: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

A. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa từng có sinh vật nào.

B. Diễn thế nguyên sinh diễn ra ở môi trường đã có một vài sinh vật nhất định.

C. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã biến đổi tuần tự thay thế nhau.

D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã độc lập với sự biến đổi của ngoại cảnh.

Câu 37: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.

B. Quần thể cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

C. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 38: Cho các biến động số lượng cá thể sau:

1. Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6.

2. Cá cơm ở vùng biển Pêru cứ 7 năm có sự biến động số lượng.V

3. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.

4. Số lượng ếch, nhái tăng nhanh vào cuối xuân, đầu hè.

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là

A. 1; 2; 3

B. 1; 2; 4.

C. 2; 3; 4.

D. 1; 3; 4.

Câu 39: Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại là thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm kích thước các quần thể trên đều giảm mạnh đến mức tối thiểu. Sau một thời gian, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là

A. quần thể rái cá.

B. quần thể cá chép.

C. quần thể ốc bươu vàng

D. quần thể cá trê.

Câu 40: Quần thể luôn có xu hướng tự điểu chỉnh số lượng về trạng thái cân bằng. Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?

A. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.

B. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.

C. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.

D. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử tong tăng.

Đáp án

21 2223 24 25
26 2728 29 30
31 3233 34 35

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-sinh-thai.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên