Giải SBT Hóa học 10 trang 12 Cánh diều

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 12 trong Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử Sách bài tập Hóa 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 12.

Giải SBT Hóa học 10 trang 12 Cánh diều

Bài 4.12 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Fluorine là nguyên tố hóa học có mặt trong nhiều hợp chất được ứng dụng trong nha khoa, y tế. Nguyên tố F có 9 electron. Hãy đề xuất phương án sắp xếp những electron này vào 5 orbital nguyên tử. Cho biết số cặp electron ghép đôi và số lượng electron độc thân trong trường hợp đó.

Quảng cáo

Lời giải:

Mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa 2 electron nên 9 electron sẽ được xếp vào 5 orbital. Trong đó có 4 orbital chứa 2 electron và 1 orbital chứa 1 electron.

Như vậy, có 4 cặp electron ghép đôi và 1 electron độc thân.

Bài 4.13 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Cần ít nhất bao nhiêu orbital nguyên tử để chứa được: 2, 8, 18 electron?

Quảng cáo


Lời giải:

Do mỗi orbital nguyên tử chứa tối đa hai electron nên số electron tối thiểu tương ứng để chứa được 2, 8, 18 electron lần lượt là 1, 4 và 9.

Bài 4.14 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Theo mô hình Rutherford – Bohr, electron trong nguyên tử hydrogen chuyển động trên các quỹ đạo xác định xung quanh tâm là hạt nhân nguyên tử. Mỗi quỹ đạo được đặc trưng bởi một giá trị n (n = 1, 2, 3 …). Giá trị của n cũng chính là số thứ tự của lớp electron. Bán kính của quỹ đạo thứ n (kí hiệu là rn) của nguyên tử hydrogen có thể tính theo công thức: rn = n2 × 0,529 (Ao). Hãy tính bán kính quỹ đạo thứ nhất và thứ hai (tương ứng với n = 1 và n = 2) của nguyên tử hydrogen.

Quảng cáo

Lời giải:

Bán kính quỹ đạo thứ nhất của nguyên tử hydrogen là:

r1 = 12 × 0,529 = 0,529 (Ao).

Bán kính quỹ đạo thứ hai của nguyên tử hydrogen là:

r2 = 22 × 0,529 = 2,116 (Ao).

Bài 4.15 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Bán kính của quỹ đạo thứ n (rn) của các ion chỉ chứa 1 electron như He+, Li2+, Be3+ có thể tính theo công thức:

rn=n2×0,529Z2(Ao), trong đó Z là điện tích hạt nhân.

Hãy so sánh (có giải thích) bán kính quỹ đạo thứ nhất của các ion He+, Li2+, Be3+.

Quảng cáo

Lời giải:

Bán kính quỹ đạo thứ nhất của ion He+ là:

r1 (He+)=12×0,52922=0,13225(Ao)

Bán kính quỹ đạo thứ nhất của ion Li2+ là:

r1 (Li2+)=12×0,52932=0,059(Ao)

Bán kính quỹ đạo thứ nhất của ion Be3+ là:

r1(Be3+)=12×0,52942=0,033(Ao)

Như vậy, khi điện tích hạt nhân tăng, bán kính quỹ đạo thứ nhất giảm dần. Điều này được giải thích là khi Z tăng, lực hút giữa hạt nhân với electron cũng sẽ tăng nên electron chuyển động về phía gần hạt nhân hơn.

(Lưu ý: Xét cho cùng một lớp).

Bài 4.16 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Năng lượng của electron trong hệ gồm 1 electron và 1 hạt nhân (như H, He+, …) theo mô hình Rutherford – Bohr cũng như mô hình hiện đại đều phụ thuộc vào số thứ tự của lớp (n) và điện tích hạt nhân (Z) như sau:

En=2,18×1018×Z2n2(J)

trong đó Z là điện tích hạt nhân; n = 1, 2, 3, … là số thứ tự của lớp electron.

Hãy tính và so sánh (có giải thích) năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+.

Lời giải:

Năng lượng của electron lớp thứ nhất của H:

E1(H)=2,18×1018×1212=2,18×1018(J)

Năng lượng của electron lớp thứ nhất của He+:

E1(He+)=2,18×1018×2212=8,72×1018(J)

Năng lượng của electron lớp thứ nhất của Li2+:

E1(Li2+)=2,18×1018×3212=1,962×1017(J)

Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, năng lượng của electron lớp thứ nhất của H, He+, Li2+ trở lên âm hơn. Điều này được giải thích là khi Z tăng, lực hút giữa hạt nhân với electron cũng sẽ tăng lên.

Bài 5.1 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Electron trong cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.

B. Electron trong cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

C. Electron ở các phân lớp 1s; 2s; 3s có năng lượng bằng nhau.

D. Electron ở lớp bên ngoài có năng lượng thấp hơn electron ở lớp bên trong.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Electron trong cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

A sai vì: Electron trong cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

C sai vì: Electron ở các phân lớp 1s; 2s; 3s có năng lượng khác nhau.

D sai vì: Electron ở lớp bên ngoài có năng lượng cao hơn electron ở lớp bên trong.

Lời giải SBT Hóa 10 Bài 4: Mô hình nguyên tử và orbital nguyên tử hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên