Giải SBT Hóa học 10 trang 69 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 69 trong Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide Sách bài tập Hóa 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 69.

Giải SBT Hóa học 10 trang 69 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài 22.11 trang 69 SBT Hóa học 10: Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tương tác van der Waals tăng dần.

B. Phân tử khối tăng dần.

C. Độ bền liên kết giảm dần.

D. Độ phân cực liên kết giảm dần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do tương tác van der Waals tăng dần.

Bài 22.12 trang 69 SBT Hóa học 10: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đổi như thế nào?

A. Tuần hoàn

B. Tăng dần

C. Giảm dần

D. Không đổi

Quảng cáo


Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong dãy hydrogen halide, độ âm điện giảm dần từ F đến I dẫn đến độ phân cực của liên kết H-X giảm dần từ HF đến HI.

Bài 22.13 trang 69 SBT Hóa học 10: Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. NaHCO3

B. CaCO3

C. NaOH

D. MnO2

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với MnO2

4HCl1 + MnO2 MnCl2+ Clo2+ 2H2O

Quảng cáo

Bài 22.14 trang 69 SBT Hóa học 10: Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. FeCO3

B. Fe

C. Fe(OH)2

D. Fe2O3

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại

                                              Fe + 2H+1Cl  FeCl2+ Ho2

Bài 22.15 trang 69 SBT Hóa học 10: Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?

A. Phenolphtalein

B. Hồ tinh bột

C. Quỳ tím

D. Nước brom

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Dung dịch HCl làm quỳ tím hóa đỏ. Dung dịch NaCl không làm quỳ tím đổi màu.

Bài 22.16 trang 69 SBT Hóa học 10: Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thủy tinh là do xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?

A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

B. NaOH + HF → NaF + H2O

C. H2 + F2 → 2HF

D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thủy tinh là do xảy ra phản ứng hóa học:

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Bài 22.17 trang 69 SBT Hóa học 10: Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chính là

A. tương tác van der Waals tăng dần.

B. độ phân cực liên kết giảm dần

C. phân tử khối tăng dần.

D. độ bền liên kết giảm dần

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong dãy hydrohalic acid, từ HF đến HI độ bền liên kết giảm dần ⇒ khả năng phân li H+ trong dung dịch tăng dần ⇒ Tính acid tăng dần.

Bài 22.18 trang 69 SBT Hóa học 10: Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?

A. KBr

B. KI

C. NaCl

D. NaBr

Lời giải:

Đáp án đúng là:  C

NaCl tác dụng với H2SO4 đặc chỉ xảy ra phản ứng trao đổi.

2NaCl + H2SO4 → Na2SO4 + 2HCl

Lời giải SBT Hóa 10 Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên