Giải SBT Lịch sử 7 trang 19 Cánh diều

Với Giải SBT Lịch sử 7 trang 19 trong Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến Sách bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch Sử 7 trang 19.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 19 Cánh diều

Câu 10 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Cho các cụm từ: 1. Những người nằm ngoài đẳng cấp, 2, Quý tộc, tăng lữ, quan lại, võ sĩ, địa chủ; 3. Nông dân, thợ thủ công, thương nhân; 4. Tiện dân, nô lệ. Hãy đặt các cụm từ trên vào các ô A, B, C, D trong sơ đồ 8 sao cho đúng với sự phân hoá xã hội Ấn Độ thời phong kiến và rút ra nhận xét.

Cho các cụm từ: 1. Những người nằm ngoài đẳng cấp, 2, Quý tộc, tăng lữ, quan lại, võ sĩ, địa chủ

Quảng cáo

Lời giải:

- Điền:

A - Quý tộc, tăng lữ, quan lại, võ sĩ, địa chủ

B - Nông dân, thợ thủ công, thương nhân

C - Tiện dân, nô lệ

D - Những người nằm ngoài đẳng cấp

- Nhận xét: Xã hội phong kiến Ấn Độ có sự phân hoá và mâu thuẫn sâu sắc, chồng chéo. Đó là sự phân hoá về đẳng cấp và giai cấp, ngoài ra còn có mâu thuẫn giữa người Ấn Độ giáo với người Hồi giáo…

Câu 11 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Chế độ Vác-na và chế độ Cax-ta ở Ấn Độ khác nhau như thế nào?

Quảng cáo

Lời giải:

Sự khác biệt của chế độ Vác-na và chế độ Cax-ta.

- Thời gian xuất hiện:

+ Chế độ Vác-na có từ thời cổ đại.

+ Chế độ Cax-ta xuất hiện thời phong kiến từ các thế kỉ IV -V).

- Sự phân chia đẳng cấp:

+ Chế độ Vác-na phân chia cư dân thành 4 đẳng cấp theo chủng tộc và màu da, địa vị xã hội (Bra-man, Ksa-tri-A. Vai-si-A. Su-ara);

+ Chế độ Cax-ta phân chia cư dân dựa trên sự khác biệt về nghề nghiệp, địa vị xã hội và tôn giáo. Có hàng trăm Caxta khác nhau, mỗi Cax-ta lại có tập quản, tin ngưỡng, quy định riêng về hôn nhân, nghi lễ,..

Câu 1 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Công trình nào sau đây không phải là thành tựu văn hoá của Ấn Độ thời phong kiến?

A. Vạn Lí Trường Thành.

C. Lăng Ta-giơ Ma-han.

C. Lăng Hu-may-un.

D. Chùa hang A-gian-ta.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Loại chữ viết nào sau đây là cơ sở để người dân Ấn Độ sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác nhau?

A. Chữ Nôm.

B. Chữ La Mã.

C. Chữ Hán.

D. Chữ Phạn.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 trang 19 SBT Lịch Sử 7: Nội dung nào sau đây là một trong những đặc điểm về văn học của Ấn Độ thời phong kiến?

A. Chỉ phát triển mạnh dưới thời Vương triều Gúp-ta và Vương triều Hồi giáo Đê-li.

B. Chịu ảnh hưởng lớn từ các loại hình văn học của châu Âu.

C. Chịu ảnh hưởng từ tôn giáo và có nhiều thể loại khác nhau.

D. Chỉ phát triển mạnh dưới thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 8: Khái quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Lịch Sử 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Lịch Sử lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên