Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích tính cách hai nhân vật Trương Phi và Quan Công
Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích tính cách hai nhân vật Trương Phi và Quan Công
Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn: Phân tích tính cách hai nhân vật Trương Phi và Quan Công trong Hồi trồng Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) của La Quán Trung.
Trả lời:
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả La Quán Trung (tên tác giả, con người, sự nghiệp văn học) và đoạn trích “Hồi trống cổ thành” (vị trí, nội dung đoạn trích).
- Giới thiệu nhân vật Trương Phi và Quan Công
II. Thân bài
1. Nhân vật Trương Phi
Khi nghe tin Quan Công đến.
- Thái độ: chẳng nói chẳng rằng
- Hành động: Mặc áo giáp dẫn nghìn quân lên ải Bắc
→ Hành động vội vàng, nóng vội.
Khi gặp Quan Công
- Thái độ: mắt trợn tròn, râu hùm vểnh ngược.
- Hành động: hò hét như sấm, múa sà mâu tới đâm Quan Công.
- Cách xưng hô: Mày – tao, nó, thằng, không coi Quan Công là người bề trên.
- Nguyên nhân: vì nghi ngờ Quan Công phản bội
→ Là một người nóng nảy nhưng đó là biểu hiện của sự cương trực, kiên quyết.
- Buộc tội Quan Công: Sử dụng những lập luận sắc bén, hợp tình hợp lí
+ Bỏ anh → Bất nghĩa
+ Hàng Tào → Bất trung
+ Được phong hầu tước → Tham lam
+ Đến đây đánh lừa; đâu có tốt bụng; đến để bắt ta → Bất nhân
→ Là người ngay thẳng, yêu ghét rõ ràng, trắng đen rạch ròi.
Khi Sái Dương xuất hiện.
- Suy nghĩ: Nghĩ Quan Công đem quân đến bắt mình
- Hành động: Múa bát xà mâu hăm hở xông lại đâm Quan Công.
- Yêu cầu: Đánh ba hồi trống để Quan Công chém chết tướng giặc thể hiện lòng thành, thẳng tay đánh trống để thách thức Quan Công.
→ Thái độ mạnh mẽ, kiên quyết, dứt khoát của con người ngay thẳng
→ Việc Sái Dương xuất hiện đẩy mâu thuẫn giữa hai nhân vật Trương Phi - Quan Công lên đến đỉnh điểm
→ Sái Dương là nút thắt để Quan Công giải mối hàm oan, Quan Công nhờ đó mà giải được nỗi oan cho mình, Trương Phi cũng thể hiện được khí chất khảng khái của người anh hùng.
Khi Quan Công giết được Sái Dương
- Thái độ, hành động: rỏ nước mắt, thụp lạy Quan Công
→ Thái độ bao dung, phục thiện đúng lúc.
→ Trương Phi là con người giàu tình cảm, nóng nảy, thô lỗ nhưng khôn ngoan và biết trọng lẽ phải.
2. Nhân vật Quan Công
- Quan Công là một người trung nghĩa nhưng thể hiện theo cách riêng của mình, không máy móc và cứng nhắc như Trương Phi.
- Trong tình thế bị mắc lại ở trên núi, phải chăm sóc vợ con Lưu Bị cũng thà chết chứ không chịu hàng. -> tấm lòng trung nghĩa.
- Trong đoạn trích, Quan Công rơi vào tình thế trớ trêu: vượt qua 5 cửa quan của Tào Tháo để hội ngộ anh em nhưng bị Trương Phi nghi ngờ bội nghĩa và phản ứng quyết liệt
→ Cửa ải thứ 6 này khó khăn, ngặt nghèo hơn 5 cửa vừa vượt qua.
→ Nhiệm vụ: hóa giải mối nghi ngờ của Trương Phi, chứng thực lòng trung của mình.
- Quá trình minh oan, lấy lại lòng tin của Trương Phi:
+ Khi Quan Công mừng rỡ tiến đến giáp mặt Trương Phi, Trương Phi hăm hở vác xà mâu đâm Quan Công, Quan Công hỏi lí do nhưng không thể thanh minh được nên cầu cứu hai chị dâu thanh minh cho mình. “Chuyện này em không biết, ta cũng khó nói, may có hai chị ở đây, em đến mà hỏi”.
+ Từ tốn thuyết phục với cách xưng hô đầy yêu thương -> tình nghĩa cả quá trình được đem ra để Trương Phi có thể lắng mình lại.
+ Tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi: chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện.
+ Bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu.
→ Quan Công khác Trương Phi. Nếu Trương Phi bộc trực, ngay thẳng, rạch ròi trắng đen. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.
=> Chính vì thế mới xứng đáng là anh của Trương Phi.
Quan Công qua đoạn trích là con người độ lượng, từ tốn, khéo léo, khiêm nhường, biết cân nhắc trước khi hành động.
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động
- Xây dựng những diễn biến tình tiết độc đáo, kịch tính để nhân vật bộc lộ tính cách.
- Xây dựng nhân vật theo hướng điển hình hóa, Trương Phi đại diện cho những con người nóng nảy nhưng trọng nghĩa, khẳng khái.
- Ngôn ngữ sinh động, cách kể chuyện hấp dẫn.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Trương Phi và Quan Công
- Bàn luận về tính cách Trương Phi và Quan Công trong đời sống thực tế hiện nay.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
- Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện là gì?
- Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Dưới đây là các bước cần thiết để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện. Hãy sắp xếp các bước đó theo thứ tự phù hợp:
- Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm ý cho đề văn: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Kiêu bình nổi loạn (Hoàng Lê nhất thông chí - Ngô gia văn phái).
- Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm ý cho đề văn: So sánh cách miêu tả, thể hiện nhân vật Trịnh Tông trong đoạn trích Kiên binh nổi loạn và Quang Trung trong đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh (Hoàng Lê nhất thông chí - Ngô gia văn phái).
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều