SBT Ngữ văn 10 Đi trong hương tràm - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Đi trong hương tràm sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Đi trong hương tràm - Cánh diều

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? Hãy đánh dấu Giải SBT Ngữ văn 10 Đi trong hương tràm - Cánh diều vào ô phù hợp.

Giải SBT Ngữ văn 10 Đi trong hương tràm - Cánh diều

Quảng cáo

Trả lời:

Giải SBT Ngữ văn 10 Đi trong hương tràm - Cánh diều

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Hãy chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ. Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”? Nêu cảm nhận về hình ảnh đó.

Trả lời:

Quảng cáo


- Các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:

+ Hoa tràm: e ấp, là biểu tượng của cái đẹp, nhưng rất phù du.

+ Lá tràm: vòm lá xum xuê, bao bọc lấy hoa, là biểu tượng của tuổi xuân, của sự sống nhưng không thể vĩnh cửu.

+ Hương tràm: thoáng → thoảng qua của gió, của hương mơn man dịu dàng.

- Những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em": 

+ Hương tràm: nghe hương tràm khiến tác giả hồi tưởng lại dư vị của một mối tình dang dở.

+ Hương tràm thì vô hình, không thể nhìn thấy, nhưng có thể cảm nhận bằng linh giác của tình yêu. Hương tràm cũng tồn tại vĩnh cửu như bầu trời và cánh đồng. Như vậy, tất cả vẫn đang hiện hữu, chỉ trừ em.

→ Câu hỏi tu từ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?” thể hiện nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình, bâng khuâng, đau đáu…

Quảng cáo

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ có gì giống và khác nhau? Từ đó, em hiểu như thế nào về nhan đề Đi trong hương tràm?

Trả lời:

- Mỗi lần nhắc đến “hương tràm” trong các khổ thơ, nhân vật trữ tình lại có những cảm xúc khác biệt:

+ “Một thoáng hương tràm”: Hương tràm thoảng nhẹ, khiến “anh” nhớ về những kỉ niệm bên nhau

+ “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?”: Bơ vơ, lạc lõng khi mất “em”. 

+ “Hương tràm xôn xao”: Tình yêu hiện hữu, gần gũi, thiên liêng.

- Từ đó, em hiểu về nhan đề Đi trong hương tràm: Mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau".

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: (Câu 4, SGK) Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ hai và khổ thơ kết của bài thơ.

Quảng cáo

Trả lời:

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Em thích nhất câu thơ, hình ảnh nào của bài Đi trong hương tràm? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh hoa tràm, hương tràm bởi vì các hình ảnh này thể hiện nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm… chính là nhịp cầu nối những yêu thương.

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy nghe bài hát phổ nhạc từ bài thơ Đi trong hương tràm. Em thấy bài hát có truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ không?

Trả lời:

Bài hát đã truyền tải thành công cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Giai điệu, nhạc điệu của bài hát đã cho ta thấy được nỗi nhớ của những người đang yêu nhau mà phải xa cách.

Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Hãy tìm đọc thêm bài thơ Hương thầm của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn. Theo em, điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là gì?

Trả lời:

Điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ Đi trong hương tràm và Hương thầm là:

- Để thể hiện tình yêu đôi lứa hai nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh ảnh thiên nhiên gắn bó với quê hương là hương tràm và hương bưởi.

- Những hình ảnh này gợi lên cảm nhận tình yêu lứa đôi hoà quyện với tình yêu Tổ quốc.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên