SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.
- A. Bài tập trong SGK Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 3 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- B. Bài tập mở rộng Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 5 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 6 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 7 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 8 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 9 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 10 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 11 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
- Câu 12 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 3: Đọc trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo
A. Bài tập trong SGK Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
Bài tập trang 39 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc văn bản Hương Sơn phong cảnh, Thơ duyên (Bài 3) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Trả lời:
Diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua từng phần của bài thơ
Vị trí |
Cảm xúc của chủ thể trữ tình |
Khổ đầu: câu 1 đến câu 4 |
Cảm xúc trước vẻ đẹp như nơi cõi phật của toàn cảnh Hương Sơn |
Khổ giữa: câu 5 đến câu 16 |
Say mê, đắm chìm trước vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên, cũng như sự hòa quyện giữa thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người |
Khổ xếp: câu 17 đến hết |
Cảm xúc tự thốt lên thành lời: “Càng trông phong cảnh càng yêu!” |
Trả lời:
- Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5), kinh (câu 6), kình (câu 7) …; vần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu 4), mình (câu 8).
- Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo thể hát nói khá đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.
Khổ thơ |
Sắc thái thiên nhiên |
Duyên tình giữa “anh” và “em” |
Khổ … |
|
|
Khổ … |
|
|
… |
|
|
Trả lời:
Khổ thơ |
Sắc thái thiên nhiên |
Duyên tình giữa “anh” và “em” |
1 |
Cảnh sắc tươi vui, trong sáng, hữu tình; huyền diệu. |
Cảnh sắc khơi gợi duyên tình |
2,3 |
Con đường mời gọi những bước chân tình tứ giữa hai người |
Bề ngoài: “điềm nhiên”, “lững đững”, … nhưng bên trong: “…lòng ta” đã “nghe ý bạn”, đã “lần đầu rung động nỗi thương yêu” và anh với em đã gắn bó như “một cặp vần”. |
4 |
Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc …, đều tìm về nơi chốn của mình. Bước chuyển sự sống, không gian cuối buổi chiều, trước hoàng hôn mở ra bước chuyển của tâm trạng, cảm xúc. |
Tâm hồn cả anh lẫn em rung động hòa nhịp với mây biếc/ cò trắng/ cánh chim/ hoa sương/ … |
5 |
Không gian chan hòa sắc thu, tình thu. Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm” khiến anh và em ngơ ngẩn. |
Trông cảnh chiều thu mà lòng “ngơ ngẩn”, khiến: “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Sự xui khiến đầy ma lực: không thể cưỡng lại được. |
Trả lời:
Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu.
B. Bài tập mở rộng Ngữ Văn lớp 10 Tập 1
Bài tập trang 40 SBT Ngữ Văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo: Đọc văn bản Bầu trời đã trở về và thực hiện các câu hỏi và bài tập nêu phía dưới:
Bầu trời đã trở về
Xuân Quỳnh
Bầu trời/ đã trở về
Cao và xanh/ biết mấy
Mái nhà/ như sóng dậy
Con đường/ như dòng sông
Mặt đất/ nắng mênh mông
Những bài ca/ không dứt
Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất
Chào cỏ hoa/ vươn tới bầu trời
Chào ngôi nhà/ mới xây
Chào những con người
Đi nườm nượp/ dưới trời xanh vô tận
Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất
Những đàn ong/ kiếm mật buổi ban mai
Cỏ bên sông/, và bãi sa bồi
Phù sa ướt/ còn nồng mùi cá
Cành đước mặn/, cây ngô trong kẽ đá
Những con đường/ khuất sau lá rừng xưa …
Bầu trời xanh/ hơn cả lúc nằm mơ
Và hạnh phúc/ trong bàn tay có thật:
Chiếc áo mắc/ trên tường
Màu hoa sau/ cửa kính
Nồi cơm reo/ trên ngọn lửa bếp đèn
Anh trở vể,/ trời xanh của riêng em.
(In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014)
Câu 5 trang 41 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 1: Khái quát nội dung chính của văn bản trên
Trả lời:
Bài thơ nói về những niềm vui giản dị của cuộc sống để ta thêm quý mến và trân trọng cuộc sống này nhiều hơn.
Trả lời:
- Thơ trữ tình có hai dạng chủ thể trữ tình
+ Chủ thể trữ tình thường xuất hiện trực tiếp với các đại từ nhân xưng: “tôi”, “ta”, “chúng ta”, “anh”,…
+ Chủ thể trữ tình nhập vai “chủ thể ẩn”
- Trong văn bản này, chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi”.
Trả lời:
Bầu trời đã trở về
Xuân Quỳnh
Bầu trời/ đã trở về
Cao và xanh/ biết mấy
Mái nhà/ như sóng dậy
Con đường/ như dòng sông
Mặt đất/ nắng mênh mông
Những bài ca/ không dứt
Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất
Chào cỏ hoa/ vươn tới bầu trời
Chào ngôi nhà/ mới xây
Chào những con người
Đi nườm nượp/ dưới trời xanh vô tận
Mỗi sáng dậy/ tôi chào mặt đất
Những đàn ong/ kiếm mật buổi ban mai
Cỏ bên sông/, và bãi sa bồi
Phù sa ướt/ còn nồng mùi cá
Cành đước mặn/, cây ngô trong kẽ đá
Những con đường/ khuất sau lá rừng xưa …
Bầu trời xanh/ hơn cả lúc nằm mơ
Và hạnh phúc/ trong bàn tay có thật:
Chiếc áo mắc/ trên tường
Màu hoa sau/ cửa kính
Nồi cơm reo/ trên ngọn lửa bếp đèn
Anh trở vể,/ trời xanh của riêng em.
(In trong Gió lào cát trắng, Tự hát, Hoa cỏ may,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014)
- Cách ngắt nhịp tạo cho bài thơ âm điệu nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm xúc yêu đời, yêu cuộc sống.
Trả lời:
- Theo em, thơ tự do không có quy định về vị trí của vần
- Cách gieo vần của văn bản trên giúp cho bài thơ nhịp nhàng để lại ấn tượng sâu sắc tới người đọc.
Trả lời:
- Việc lặp lại dòng thơ “Mỗi sáng dậy tôi chào mặt đất” nhằm nhấn mạnh tâm trạng vui tươi hào hứng của chủ thể trữ tình với thiên nhiên, sự sống quanh mình.
Trả lời:
“Hình ảnh trong bài thơ gần gũi, tươi mới và tràn đầy sức sống”. Tôi đồng ý với ý kiến trên vì các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ đều là những hình ảnh tươi mới, vui vẻ và tràn đầy nhựa sống.
Trả lời:
- Theo em, hình ảnh “trời xanh” ở đây là ẩn dụ thể hiện cho niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.
Trả lời:
- Tôi tâm đắc với cách sử dụng từ trong dòng thơ “Anh trở về, trời xanh của riêng em”.
- Vì ở dòng thơ trên với việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ tác giả đã nhấn mạnh niềm tin, hi vọng, khát vọng sống khi “người anh” trở về.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST