SBT Ngữ văn 10 Bài tập 4 trang 14 - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài tập 4 trang 14 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập 4 trang 14 - Kết nối tri thức

Bài tập 4 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Cảnh tượng Trái Đất và bầu trời vào một ngày trời quang nhìn qua cửa sổ máy bay phản lực ở độ cao khoảng 10 km so với mặt đất luôn có một vẻ đẹp rất hiếm hoi.

Bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh. Tiếc là hoạ sĩ người Anh Tơn-nờ (Turner), người đã một lần buộc chặt mình vào cột buồm của một con thuyền giữa bão tố để quan sát rõ hơn các màu sắc của biển động, đã không được đi máy bay và ngắm các trò chơi này của ánh sáng Mặt Trời với Trái Đất và bầu trời! Các bạn chắc đã quan sát thấy rằng, nhìn từ máy bay, bầu trời trông thẫm hơn so với nhìn từ mặt đất. Giải thích điều này thật đơn giản: ánh sáng của bầu trời được quyết định bởi lượng phân tử không khí nằm trên trục nhìn của chúng ta; càng có nhiều các phân tử không khí này, thì bầu trời càng sáng, và nó càng ít sẫm hơn. Bởi vì càng lên cao thì không khí càng loãng, nên càng có ít hơn các phân tử không khí trên đường ngắm của chúng ta khi nhìn từ cửa sổ máy bay; không khí như vậy sẽ kém sáng hơn và do đó bầu trời trông sẫm hơn. Nếu bạn đẩy thí nghiệm này lên mức cực hạn, tức là loại bỏ tất cả các phân tử không khí, thì sẽ không còn ánh sáng màu lam nào được tán xạ nữa để làm sáng bầu trời và bầu trời khi đó sẽ tối đen như mực. Đây chính là điều đã xảy ra trong không gian hay trên bề mặt Mặt Trăng nơi hoàn toàn không có không khí. Chính vì thế bầu trời mà các nhà thiên văn nhìn từ không gian hay từ Mặt Trăng luôn luôn là một màu đen hoàn toàn.

(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Sđd, tr. 268 - 269)

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Xác định câu chủ đề và thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.

Quảng cáo

Trả lời:

Câu chủ đề của đoạn trích là: “Cảnh tượng Trái Đất và bầu trời vào một ngày trời quang nhìn qua cửa sổ máy bay phản lực ở độ cao 10 km so với mặt đất luôn có một vẻ đẹp rất hiếm hoi. Thông tin chính được trình bày trong đoạn trích là vẻ đẹp của bầu trời nhìn từ trên cao.

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Xác định các ý phụ và các thông tin chi tiết để làm rõ thông tin chính.

Trả lời:

Thông tin chính của đoạn trích đã được làm rõ bởi các ý phụ và các chi tiết sau:

- Vẻ đẹp của bầu trời từ điểm nhìn trên cao của một người quan sát thông thường: “bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh”, “bầu trời trông thẫm hơn so với nhìn từ mặt đất”

- Vẻ đẹp của bầu trời từ điểm nhìn khoa học: “càng có nhiều phân tử không khí này, thì bầu trời càng sáng, và nó càng ít sẫm hơn”; “càng lên cao thì không khí càng loãng.

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích và phân tích tác dụng của nó.

Quảng cáo


Trả lời:

Yếu tố miêu tả trong đoạn trích được thể hiện cụ thể qua các chi tiết như:

“Bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh”, “bầu trời trông thẫm hơn so với nhìn từ mặt đất? “bầu trời khi đó sẽ tối đen như mực” Yếu tố miêu tả giúp cho các thông tin được cung cấp trở nên cụ thể, sống động, tác động mạnh mẽ đến trí tưởng tượng của người đọc, hỗ trợ đắc lực cho việc biểu đạt thông tin.

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.

Trả lời:

Tuy là một văn bản thông tin với đặc điểm nổi bật là ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, chính xác, song trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ. Biện pháp so sánh (“bầu trời, các dãy núi và các dòng sông như hoà vào nhau trong một bản giao hưởng khổng lồ phớt xanh”) giúp người đọc có thể tưởng tượng ra được vẻ đẹp kì diệu, tráng lệ của bầu trời. Biện pháp ẩn dụ (“trò chơi này của ánh sáng Mặt Trời với Trái Đất và bầu trời”) khiến cho thiên nhiên trở thành một chủ thể sống động, có tính cách. Việc sử dụng các biện pháp tu từ đã khiến lời văn trở nên uyển chuyển, tỉnh tế, đẹp đẽ, làm gia tăng sức hấp dẫn của văn bản.

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Thái độ, quan điểm của tác giả được thể hiện bằng cách nào?

Quảng cáo

Trả lời:

Thái độ, quan điểm của tác giả không được bộc lộ một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua việc nhấn mạnh vẻ đẹp mĩ lệ, kì diệu của bầu trời cũng như giải thích vẻ đẹp đó từ góc nhìn khoa học. Thông qua miêu tả và giải thích, tác giả kín đáo thể hiện một thái độ ngưỡng mộ đối với sự kì diệu của tạo hoá và vẻ đẹp của khoa học.

Câu 6 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Những thông tin trong đoạn trích gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Trả lời:

Những thông tin trong đoạn trích giúp nhận ra được vẻ đẹp diễm lệ và màu nhiệm của thiên nhiên, đồng thời cũng dẫn dắt người đọc khám phá thế giới bí ẩn và vô tận của khoa học.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên