SBT Ngữ văn 10 Bài tập 5 trang 6 - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ văn lớp 10 Bài tập 5 trang 6 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ văn 10.

Giải SBT Ngữ văn 10 Bài tập 5 trang 6 - Kết nối tri thức

Bài tập 5 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Đọc lại văn bản Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 15 - 19) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã giới thiệu và nhấn mạnh nét tính cách nào ở nhân vật Tử Văn?

Quảng cáo

Trả lời:

Trong đoạn mở đầu phần 1 của truyện, tác giả đã nhấn mạnh tính cách khảng khái, cương trực ở nhân vật Tử Văn. Đây là cách giới thiệu nhân vật quen thuộc của thể loại truyện truyền kì nói chung và trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ nói riêng.

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Tóm tắt các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện ấy được trình bày theo trình tự nào?

Quảng cáo


Trả lời:

- Các sự kiện chính của truyện:

+ Tử Văn châm lửa đốt đền của tên tướng giặc.

+ Tử Văn “thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”, trong cơn mê man thấy tên hung thần đến trách mắng, đe dọa.

+ Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng và bảo cho Tử Văn cách chuẩn bị đối phó.

+ Tử Văn bệnh nặng thêm, rồi bị quỷ sử bắt xuống Minh ty và khép vào tội chết. Tử Văn vẫn rất cứng cỏi, không bị khuất phục bởi những lời buộc tội oan.

+ Tử Văn được giải oan, giữ chức phán sử đền Tản Viên.

- Các sự kiện này được trình bày theo trình tự thời gian và nhân quả.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Tính cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Hãy phân tích một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật.

Quảng cáo

Trả lời:

Tính cách của nhân vật Tử Văn chủ yếu được khắc hoạ qua lời người kể chuyện; qua các chi tiết miêu tả ngôn ngữ đối thoại và cử chỉ, hành động. Ví dụ: 

- Lời của người kể chuyện (lời kể, lời bình): “Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”; “Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”; “Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người”;...

- Cử chỉ, hành động: sau khi đốt cháy đền tà (“Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”); khi bị hồn ma tên tướng giặc họ Thôi đe doạ (“Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”); khi một mình đối đầu với đám ma quỷ và cả Diêm Vương nơi cõi âm (“Tử Văn bèn tâu trình đầu đuôi như lời Thổ Công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào.”; khi lựa chọn đảm nhận chức Phán sự đền Tản Viên (“Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất")...

- Ngôn ngữ đối thoại: cuộc trò chuyện của Tử Văn với Thổ Công; cuộc tranh biện của Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc và với Diêm Vương trong phiên toà nơi cõi âm.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Sử dụng yếu tố kì ảo là đặc trưng nghệ thuật nổi bật của truyện truyền kì. Hãy chọn phân tích giá trị biểu hiện của một số yếu tố kì ảo trong truyện (không gian kì ảo, nhân vật kì ảo,...).

Quảng cáo

Trả lời:

Trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, yếu tố kì ảo được sử dụng một cách “đậm đặc” Yếu tố kì ảo vừa là phương tiện để tác giả phơi bày mặt trái của hiện thực vừa là phương thức làm “lạ hoá” đối tượng miêu tả, thể hiện, mang lại sức hấp dẫn cho câu chuyện. Có thể chọn phân tích một số yếu tố kì ảo sau:

- Không gian kì ảo: thế giới cõi âm ảm đạm, thê lương, rùng rợn,...

- Nhân vật kì ảo: hồn ma tên tướng giặc họ Thôi, Thổ Công, Diêm Vương, lũ ma quỷ,...

- Mô-típ kì ảo: người chết sống lại, thần linh ban thưởng, người hoá thành thần,...

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Nêu một số thông điệp bạn tiếp nhận được từ tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên.

Trả lời:

- Ca ngợi khí phách của kẻ sĩ: chính trực, dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, bảo vệ chính nghĩa.

- Thể hiện khát vọng và niềm tin vào công lí, vào sự chiến thắng của cái thiện.

- Phê phán xã hội đương thời: quan lại tham nhũng, ăn hối lộ, bao che cho kẻ xấu tàn hại dân lành.

- Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc.

Câu 6 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Theo bạn, lời bình ở cuối truyện có vai trò gì?

Trả lời:

Lời bình ở cuối tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên có tác dụng thể hiện quan điểm, tư tưởng của tác giả; nhấn mạnh những thông điệp muốn truyền tải. Đó là khẳng định, ngợi ca khí tiết cứng cỏi, tỉnh thần xả thân vì chính nghĩa của kẻ sĩ,... Tuy nhiên, do những ràng buộc của bối cảnh thời đại nên đôi khi lời bình trong một số truyện khác của Truyền kì mạn lục có thể mang tính chất của lớp vỏ “nguỵ trang”.

Câu 7 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Hãy đặt câu với các từ Hán Việt sau: cương trực, khôi ngô, phong độ.

Trả lời:

- Anh ấy có tính tình cương trực, thẳng thắn.

- Đến ngày đón cô Út về làm vợ, Sọ Dừa bỗng biến thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú khiến hai cô chị ghen tức.

- Dù đã ngoài 50 tuổi nhưng bác ấy vẫn còn rất phong độ.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên