SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Bài tập tiếng Việt trang 51, 52

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập tiếng Việt trang 51, 52 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Bài tập tiếng Việt trang 51, 52

Quảng cáo

Câu 1 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Dưới đây là một số lỗi trên báo chí được liệt kê trong sách Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục. Em hãy phân tích và sửa những lỗi đó.

a) Là một người con của vùng Kinh Bắc, âm nhạc của ông luôn thể hiện những giai điệu đậm đà của dân ca quan họ.

b) Là hoạ sĩ chuyên về sơn mài, tranh của ông mang cốt cách trang trọng nhưng cũng thật duyên dáng.

c) Đống trái cây vừa được chuyển đi hết lại được chở ùn ùn từ trong rẫy ra.

d) Trong đội hình có ba cầu thủ người Hàn Quốc vốn là một cường quốc bóng đá ở châu Á.

Trả lời:

a) Lỗi sai: thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp.

=> Sửa: Là một người con của vùng Kinh Bắc, ông luôn thể hiện trong âm nhạc của mình những giai điệu đậm đà của dân ca quan họ.

b) Lỗi sai: thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp.

=> Sửa: Là hoạ sĩ chuyên về sơn mài, ông mang cốt cách trang trọng nhưng cũng thật duyên dáng vào tranh của mình.

c) Lỗi sai: thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp.

=> Sửa: Đống trái cây được chở ùn ùn từ trong rẫy ra vừa được chuyển đi hết. 

d) Lỗi sai: thiết lập quan hệ ngữ nghĩa không phù hợp.

=> Sửa: Đội hình có ba cầu thủ người Hàn Quốc, những cầu thủ thuộc cường quốc bóng đá ở châu Á.

Câu 2 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thành phần trạng ngữ trong các câu sau đặt có hợp lí không? Hãy phân tích sự bất hợp lí, gây nên sự mơ hồ trong các câu đó.

a) Từ cõi sâu thẳm của tâm hồn, anh dâng lên một niềm vui khó tả.

b) Trong cả chuyến bay, động cơ sau có lúc bị nghẹt xăng vào ngày cuối cùng.

c) Thơ Tản Đà sau Cách mạng vẫn còn gợi cảm.

Quảng cáo

Trả lời:

a) Trạng ngữ đặt chưa hợp lí.

- Sửa: Từ cõi sâu thẳm của tâm hồn anh, dâng lên một niềm vui khó tả.

b) Trạng ngữ đặt chưa hợp lí.

- Sửa: Trong cả chuyến bay, chỉ vào ngày cuối cùng, động cơ sau có lúc bị nghẹt xăng.

c) Trạng ngữ đặt chưa hợp lí.

- Sửa: Sau Cách mạng, thơ Tản Đà vẫn còn gợi cảm.

Câu 3 trang 51 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Lỗi chung của các câu dưới đây là gì? Nêu cách sửa những lỗi đó.

a) Trong tai nạn giao thông này đã cho ta thấy rõ tác hại của rượu bia.

b) Mới đây, qua điều tra chiều cao của học sinh trung học phổ thông cho thấy: nam cao 1,63 - 1.67 mét; nữ cao: 1,53 – 1,55 mét.

c) Qua bài viết “Tôi có một giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đã góp thêm một tiếng nói về quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới.

d) Nhìn căn phòng ước chưa đầy 16 mét vuông nhưng được chia làm ba phân, nơi tôi đang ngồi có hai chiếc bàn dài dùng làm nơi nghỉ của giáo viên trong giờ ra chơi.

Trả lời:

Quảng cáo

Lỗi chung tất cả các câu: câu thiếu chủ ngữ.

Cách sửa từng câu:

a) Trong tai nạn giao thông này, chúng ta thấy rõ tác hại của rượu bia. 

b) Mới đây, qua điều tra chiều cao của học sinh trung học phổ thông, các nhà nghiên cứu cho thấy: nam cao 1,63 – 1,67 mét; nữ cao: 1,53 – 1,55 mét.

c) Bài viết “Tôi có một giấc mơ” của Mác-tin Lu-thơ Kinh đã góp thêm một tiếng nói về quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới.

d) Căn phòng ước chưa đầy mười sáu mét vuông nhưng được chia làm ba phần, nơi tôi đang ngồi có hai chiếc bàn dài dùng làm nơi nghỉ của giáo viên trong giờ ra chơi.

Câu 4 trang 52 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy chỉ ra nguyên nhân người viết câu không xác định rõ quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với trạng ngữ trong các ngữ liệu sau:

a) Sau khi thi đỗ, thầy chủ nhiệm tặng tôi quyển sách.

b) Sau 15 ngày gây án, công an bắt được anh ta.

c) Ngoài sự áp bức của vua chúa, nạn đói khổ, phu phen tạp dịch đè nặng lên đầu nông dân, ca dao trào phúng làm nhiệm vụ phản phong mãnh liệt.

Trả lời:

Quảng cáo

a) Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và trạng ngữ trong câu này chưa phù hợp, làm cho câu chưa rõ ràng về diễn đạt.

- Sửa: Sau khi tôi thi đỗ, thầy chủ nhiệm tặng tôi quyển sách. (Hoặc: Sau khi thi đỗ, tôi được thầy chủ nhiệm tặng quyển sách.).

b) Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và trạng ngữ trong câu này chưa phù hợp, gây mơ hồ: 

- Sửa: Sau 15 ngày gây án, anh ta đã bị công an bắt.

c) Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ và trạng ngữ trong câu này chưa phù hợp, gây nhầm lẫn chủ thể của áp lực...

- Sửa: Ca dao trào phúng làm nhiệm vụ phản phong mãnh liệt vì sự áp bức của vua chúa, nạn đói khổ, phu phen tạp dịch đè nặng lên đầu nông dân.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 9: Văn bản nghị luận hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee Tết:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên