SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 16

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 5 trang 16 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 16

Quảng cáo

Bài tập 5 trang 16 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 86), đoạn từ “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa” đến “nó đến một mình” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa “chữ tôi” và “chữ ta” trong cách diễn giải của Hoài Thanh?

Trả lời:

- Về nghĩa của từ: “chữ tôi” và “chữ ta” đều là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, nhưng “tôi” chỉ số ít, “ta” chỉ số nhiều.

- Hoài Thanh đã dùng biện pháp tu từ để hình tượng hoá những khái niệm trừu tượng. “Chữ tôi” là ý thức cá nhân, “chữ ta” là ý thức cộng đồng (Hoài Thanh dùng từ “đoàn thể”). Hai vấn đề này song song tồn tại và có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người.

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm những từ ngữ diễn tả tình trạng “chữ tôi” khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.

Trả lời:

- Hoài Thanh đã dùng nhiều từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, cùng trường nghĩa để làm rõ tình trạng “chữ tôi” bị xem thường, bị lấn át: bỡ ngỡ, lạc loài, chìm đắm, rẻ rúng,...; giọt nước trong biển cả, ẩn mình,...; lắm khi cũng chẳng thèm ghi tên, nó cứ luôn luôn đi theo,...

Quảng cáo

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những dấu hiệu nào cho thấy sự hiện diện hiếm hoi của “chữ tôi” trong văn học Việt Nam thời trước?

Trả lời:

Hoài Thanh đã chỉ ra những biểu hiện ít ỏi của “chữ tôi”: Chỉ xuất hiện ở những bậc kì tài; thảng hoặc họ ghi hình ảnh họ trong văn thơ hoặc dùng “chữ tôi để nói chuyện với người khác; không một lần nào dám dùng “chữ tôi” để nói chuyện với mình hay với tất cả mọi người; họ không tự xưng, hoặc ẩn mình sau “chữ ta”.

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những nhận xét, diễn giải của Hoài Thanh trong đoạn trích này có gì đáng chú ý?

Trả lời:

Có thể thấy rằng phần lớn những nhận xét, diễn giải ở đoạn trích này là ý kiến của cá nhân tác giả, nhưng có tính khái quát và căn cứ thực tế. Hoài Thanh vừa phân tích thực trạng vừa cung cấp thông tin một cách nhuần nhuyễn nên có sức thuyết phục.

Câu 5 trang 17 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chỉ ra những dấu hiệu thể hiện giọng điệu tâm tình thân mật trong đoạn trích.

Quảng cáo

Trả lời:

Trong đoạn trích, Hoài Thanh đã sử dụng nhiều từ ngữ diễn tả tâm thế chuyện trò thân mật dí dỏm: Dùng đại từ nhân xưng số nhiều để kết nối người nói và người nghe (“Chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau”); dùng những từ ngữ trong giao tiếp đời thường (“lắm khi”, “chướng”,...); gia tăng những từ ngữ chỉ tình thái (“không một lần nào dám dùng”, “chẳng trách gì”, “chẳng thèm”,...).

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên