SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 6 trang 12, 13
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 6 trang 12, 13 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 6 trang 12, 13
Bài tập 6 trang 12, 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc nhận định về thể loại kí dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Kí gần với văn báo chí ở chỗ viết về cuộc đời thực tại, về “người thật”, “việc thật thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống. Giống như người viết báo, người viết kí đặc biệt quan tâm và tôn trọng những sự kiện của cuộc đời thực tại. [...] Sức thuyết phục, lay động của bài kí trước hết là ở tính sự kiện. [.] Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng sức mạnh của thể kí trước hết là ở tỉnh sự kiện: ..... cùng với cảm xúc văn học, bút kí còn chứa đựng cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm. Sức nặng ấy được chuyển đi, không giống như một cảm giác mĩ học, mà như một quả táo Niu-tơn (Newton) rơi xuống tâm hồn người đọc.
[...] Trong thể loại này vừa có những yếu tố của truyện vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu. Những yếu tố của truyện tựu trung là “những hình ảnh có hồn” (những truyện sinh động, những nhân vật sống, những bức tranh có không khí hoặc những hình ảnh thổi “hồn” vào đối tượng được miêu tả. Còn tư duy nghiên cứu chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người.
(Hoàng Ngọc Hiến, Ki và tiểu luận, in trong Văn học và học văn, NXB Văn học, Hà Nội, 1997, tri 134 136
Trả lời:
Một số đặc điểm của thể loại kí được nêu trong đoạn trích:
- Kí viết về cuộc đời thực tại, người thật việc thật, mang tính chất của kiểu phản ứng trực tiếp với các biến cố của đời sống.
Ví dụ: những gì được ghi lại trong văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ...” của Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích xuất phát từ nhu cầu phải nhìn nhận lại những vết thương tinh thần do chiến tranh gây ra đối với con người – một thực tế không thể quay lưng làm ngơ.
- Sức thuyết phục, lay động của kí là ở tính sự kiện. Sự kiện đời sống vốn mang tính khách quan, nhưng khi được người viết kí ghi lại, nó sẽ tác động vào nhận thức, tình cảm, thái độ của người đọc.
Ví dụ: Thăm vùng đất Mũi Cà Mau, ngắm cảnh thiên nhiên, chứng kiến cách sinh hoạt, làm ăn của con người nơi cực Nam Tổ quốc là sự kiện được ghi lại trong Cà Mau quê xứ của Trần Tuấn.
- Kí vừa có những yếu tố của truyện vừa có sự tham gia trực tiếp của tư duy nghiên cứu. Yếu tố truyện, theo Hoàng Ngọc Hiến, chỉ là những “hình ảnh có hồn” hoặc “thổi hồn vào đối tượng được miêu tả”. Hiểu như vậy, ta thấy chuyện kể về cuộc sơ tán của những đứa trẻ trong chiến tranh máu lửa (“Và tôi vẫn muốn mẹ..”); chuyện lột thịt ghẹ, chuyện cây đước và con tôm ở vùng Đất Mũi,... (Cà Mau quê xứ) đều là những yếu tố mang tính truyện. Tính chất nghiên cứu của kí – theo tác giả – chủ yếu cung cấp những dữ kiện, những tri thức nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người. Trong Ai đã đặt tên cho dòng sông?, đặc điểm hướng chảy cũng như lưu tốc của sông Hương – theo tác giả “có thể lí giải được về mặt khoa học”. Đó là yếu tố có tính chất nghiên cứu.
Trả lời:
- Nhận định của Hoàng Ngọc Hiến nhấn mạnh tính chất xác thực của việc phản ánh trong kí và thái độ của người viết. Đề tài của bài kí bao giờ cũng gắn với sự thật đời sống.
+ Ở tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dòng sông?, hình ảnh sông Hương, thành phố Huế cũng như tình cảm của người viết đối với những đối tượng đó đều là “người thật” “việc thật”.
+ Cảnh sắc thiên nhiên và sinh hoạt con người vùng Đất Mũi (Cà Mau quê xứ); những nỗi đau của con người trong chiến tranh (“Và tôi cũng muốn mẹ..”) không phải là kết quả của hư cấu, mà là sự thực đời sống được người viết tái hiện.
Trả lời:
Ý nghĩa khi nói “Sức thuyết phục, lay động của bài kí trước hết là ở tính sự kiện”: Những sự kiện được đề cập trong bài kí có thể là bi hoặc hùng, là niềm vui hoặc nỗi đau, nhưng đều khiến người đọc tin đó là điều có thật, không thể bàng quan. Trạng thái phấn chấn hay căm phẫn ở người đọc là kết quả của những sự kiện có khả năng lay động đó.
Trả lời:
- Ý kiến của Hoàng Phủ Ngọc Tường được dẫn ra với thái độ tán đồng nhằm mục đích củng cố thêm quan điểm đề cao “cái lõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm”. Tôn trọng sự thực, tái hiện sự thực như nó vốn có, trên cơ sở đó, thể hiện cảm xúc của người viết – đó là yếu tố quan trọng, quyết định giá trị của tác phẩm kí.
Trả lời:
- Trong các tác phẩm kí có giá trị, “yếu tố truyện” và “tư duy nghiên cứu” có sự kết hợp nhuần nhuyễn. Song, ở nhiều trường hợp, yếu tố truyện chiếm ưu thế so với tư duy nghiên cứu mà tác phẩm kí vẫn đặc sắc. Điều này chứng tỏ ở tác phẩm kí, yếu tố truyện quan trọng hơn tư duy nghiên cứu.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT