SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 9 trang 13, 14

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 9 trang 13, 14 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 9 trang 13, 14

Quảng cáo

Bài tập 9 trang 13 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Nó đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất. Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ. Tứ thơ quy định tính sáng tạo của hình tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô đọng, khái quát, thm đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với những hình ảnh rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan. Trong sáng tác, người ta thường nói đến sự “loé sáng” của tứ thơ. Đúng hơn phải nói là sự “loé sáng” của tư duy nghệ thuật khi tứ thơ vụt đến. Quả là xét trên tổng thể, tứ thơ mang tính chất “khải thị”, giúp cho nhà thơ ngay lập tức trong một giây lát ngắn ngủi nào đó, nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật, hiện tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xúc, suy nghĩ của mình. Sự “loé sáng” của tứ cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ trong phút chốc tìm được con đường giải phóng những ý niệm của mình thoát khỏi tính trừu tượng để nó được hoá thân vào những hình ảnh tươi mới của hiện thực, và chính sự giải phóng này cũng tạo ra tiền đ quan trọng cho phép nhà thơ thực sự khám phá được mình – một sự khám phá được đặt ở trung tâm của mối liên hệ, tương tác giữa chủ quan và khách quan. Nói khái quát lại, tứ thơ chính là một sự phát hiện – phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới.

(Phan Huy Dũng, Tứ thơ như là hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình, tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 10/1999, tr. 21 – 22)

Quảng cáo

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.

Trả lời:

Nội dung chính: Đoạn trích nói về vai trò quan trọng của tứ thơ, đó là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình và cũng chính là phát hiện của nhà nhà thơ về bản thân và thế giới.

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dựa vào ngữ cảnh của đoạn trích, hãy giải thích ý được biểu đạt trong câu: “Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ

Trả lời:

- Theo ngữ cảnh, tứ thơ “loé sáng” trên nền những thao thức, trăn trở của nhà thơ. Trạng thái tinh thần đó là một khối “hỗn mang”, trong đó, các ý nghĩ chưa hình thành rõ ràng, các cảm xúc đan bện vào nhau thành một khối khó tách bạch, tương tự như những đám “tinh vân” vẫn vũ ở bước hình thành một thiên thể trong vũ trụ.

=> Tứ thơ là cách tổ chức, là “xương sống” giúp định hình trật tự bài thơ, giúp bài thơ thêm chặt chẽ, mọi yếu tố cấu thành đều liên kết với nhau và hướng đến ý tưởng lớn (hình tượng thơ, rung động thơ, nỗi niềm thơ).

Quảng cáo

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đoạn trích giúp bạn hiểu thêm gì về những thách thức mà nhà thơ phải vượt qua khi sáng tác một bài thơ cụ thể?

Trả lời:

Thách thức mà nhà thơ phải vượt qua khi sáng tác một bài thơ cụ thể:

- Tác giả phải chịu một sự thôi thúc tinh thần rất mạnh từ bên trong cảm xúc, tuy nhiên, tác giả chưa thể hình dung được mình sẽ nói cái gì và nói như thế nào. Vì vậy, tác giả phải nung nấu để tìm ra được điều cốt lõi trong “nỗi niềm tinh vân” đang “giày vò” mình. Nghĩa lầ điều tác giả khao khát tìm được lúc này chính là sự “lóe sáng” của tứ thơ.

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trình bày quan điểm của bạn trước những diễn giải về tứ thơ trong đoạn trích.

Trả lời:

- Những diễn giải về tứ thơ trong đoạn trích đã khái quát được vai trò của tứ thơ trong hoạt động sáng tác thơ và giúp những khái niệm trừu tượng về “tứ thơ” trở nên dễ hiểu hơn qua các ví dụ.

- Qua đoạn trích, người đọc có thể hiểu về tứ thơ chính là xương sống và làm điểm tựa cho sự phát triển của hình tượng thơm bài thơ. Tứ thơ đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tác thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ thành một chỉnh thể thống nhất chặt chẽ.

Quảng cáo

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích liên kết trong đoạn trích.

Trả lời:

- Sử dụng phép thế “Tứ thơ” - “nó” để tạo sự liên kết tự nhiên, câu văn không bị trùng lặp.

- Sử dụng phép lặp “Tứ thơ”; “Nó”, “sự lóe sáng” để nhấn mạnh các chi tiết đó trong mỗi trường hợp.

- Dùng từ có nghĩa khẳng định ở câu cuối “Nói khái quát lại” để tổng kết, khẳng định lại vấn đề rõ ràng, rành mạch nhất.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên