SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Bài thơ của một người yêu nước mình

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài thơ của một người yêu nước mình sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Bài thơ của một người yêu nước mình

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Trong bài thơ, đất nước hiện lên qua hình ảnh của những con người nào?

Trả lời:

Trong bài thơ, đất nước hiện lên qua hình ảnh thiên nhiên và con người (những đứa trẻ, người mẹ, người yêu,...).

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong những dòng thơ sau? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy là gì?

Tôi yêu đất nước này như thế

Như yêu cây cỏ ở trong vườn

Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương

Trả lời:

– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong những dòng thơ là so sánh: “Tôi yêu đất nước này như thế / Như yêu cây cỏ ở trong vườn / Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương”.

– Tác dụng: giúp tác giả diễn đạt một cách cụ thể, sinh động tình yêu đối với đất nước. Đất nước là những điều thiêng liêng nhưng cũng rất đỗi gần gũi, thân thương. Đất nước là thiên nhiên xung quanh ngôi nhà, là mẹ. Đó là hình ảnh về một đất nước lam lũ, vất vả nhưng giàu sức sống và tình cảm yêu thương.

Quảng cáo

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Những dòng thơ cuối bài cho thấy mong muốn, khát khao nào của nhân vật trữ tình về đất nước? (Hãy đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời và giải thích mong muốn, khát khao của nhân vật “tôi”.)

Trả lời:

Những dòng thơ cuối bài cho thấy mong muốn, khát khao của nhân vật trữ tình về đất nước hoà bình thống nhất, Nam – Bắc chung vui một nhà, không phân biệt “người miền Nam” hay “người miền Bắc”. Bài thơ ra đời cuối những năm 60, đây là thời điểm đất nước bị chia cắt, cả dân tộc đang phải tiến hành cuộc kháng chiến ái quốc, chống đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mong ước (trông đất nước mình thống nhất) không chỉ là khát khao cháy bỏng của nhà thơ mà còn của nhiều người dân Việt Nam khác.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Những từ ngữ, dòng thơ nào thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước? Phân tích ý nghĩa của dòng thơ có tính chất như một điệp khúc trong bài thơ.

Trả lời:

Quảng cáo

– Những từ ngữ, dòng thơ thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình với đất nước: Tôi yêu đất nước này như thế, Như yêu cây cỏ ở trong vườn, Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương, Yêu một giọng hát hay, Tôi yêu đất nước này lầm than, Tôi yêu đất nước này chân thật, Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi, Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi, Đất nước này còn chua xót....

Tôi yêu đất nước này... được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài như một điệp khúc, mỗi lần là một sắc thái khác nhau:

+ Tôi yêu đất nước này như thế

+ Tôi yêu đất nước này áo rách

+ Tôi yêu đất nước này lầm than

+ Tôi yêu đất nước này chân thật

Dường như nhân vật trữ tình yêu tất cả những gì thuộc về đất nước mà mình biết được và có những trải nghiệm trong đời. Tuy có nhiều cung bậc, nhưng tựu chung lại điệp khúc trên nhấn mạnh tình yêu tha thiết của nhân vật trữ tỉnh đối với đất nước.

Quảng cáo

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Hãy tìm các biểu hiện về giọng điệu của nhân vật trữ tình trong văn bản Bài thơ của một người yêu nước mình. Qua đó, em có suy nghĩ gì về tình cảm, thái độ của nhân vật trữ tình đối với đất nước?

Trả lời:

Giọng thơ tâm tình, thủ thỉ (“Buổi sáng tối mặc áo đi giây ra đứng ngoài đường”, “Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ”, “Mẹ tôi thức khuya dậy sớm”, “Năm nay ngoài năm mươi tuổi”, “Thuở tôi mới đọc được ít thiết tha, thương mến (“Tôi yêu đất nước này như thế”, “Như yêu cây cỏ ở trong vườn”, “Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương”,...), Giọng thơ buồn gắn liền với những kí ức, suy cảm về đất nước, con người: “Tôi yêu đất nước này lầm than”, “Đất nước này còn chua xót”,...

– Tất cả những yếu tố trên cho thấy tình cảm mến yêu tha thiết, sâu nặng, những xúc cảm chân thành, mãnh liệt của nhân vật trữ tỉnh đối với đất nước.

Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Quan niệm và cách thể hiện tình cảm đối với đất nước của Trần Vàng Sao trong bài thơ trên có gì giống và khác với Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bởi sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó ...

(Đất Nước, trích trường ca Mặt đường khát vọng)

Trả lời:

– Giống: Đều thể hiện tình yêu Tổ quốc và quan niệm về đất nước gắn liền với những gì gần gũi, thân thương và riêng tư trong cuộc sống của mỗi người.

– Khác: Đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm tựa như đoạn nghị luận bằng thơ về đất nước với những phân tích, diễn giải. Tác phẩm của Trần Vàng Sao là những cảm xúc chân thành, hồn nhiên về đất nước.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8: Thơ hiện đại hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên