Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại và phong cách nghệ thuật nào?
Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại và phong cách nghệ thuật nào?
Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thuộc thể loại và phong cách nghệ thuật nào? Nêu những hiểu biết của em về đặc điểm thể loại và phong cách nghệ thuật đó.
Trả lời:
− Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết trào phúng. Tiểu thuyết trào phúng thường châm biếm, đả kích một số hành vi của con người, phong tục tập quán, thể chế chính trị, khoa học, nghệ thuật, thể thao,... với mong muốn làm xã hội thay đổi. Tác giả tiểu thuyết trào phúng vừa chỉ ra các khiếm khuyết của đối tượng phản ánh, vừa biến các khiếm khuyết này thành trò cười bằng cách cường điệu, mỉa mai, giễu cợt. Trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ), bằng nghệ thuật trào phúng linh hoạt, Vũ Trọng Phụng chỉ rõ đám tang cụ cố tổ không còn là phong tục tốt đẹp dành cho người đã khuất mà biến thành một đám hội nhố nhăng, lố bịch, nơi tang gia và xã hội thượng lưu thành thị phô trương lối sống trưởng giả, che đậy những động cơ vụ lợi và dục vọng tầm thường, xấu xa.
- Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng tiêu biểu cho phong cách hiện thực. Khác với phong cách lãng mạn hay cổ điển trước đó, các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chi tiết, sự việc thường ngày; khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội. Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, các chi miêu tả cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt rất chính xác, cụ thể, sinh động, tạo được hiệu ứng “như thực”, cứ như là người đọc đang trực tiếp tận mắt chứng kiến một đám ma có thật diễn ra trước mắt mình. Đây chính là những chi tiết tiêu biểu cho phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Hạnh phúc của một tang gia hay khác:
- Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Mâu thuẫn chủ yếu nào được tác giả khám phá, thể hiện trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia?
- Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào?
- Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu các chi tiết cho thấy đám tang cụ cố tổ được tổ chức “theo cả lối Ta, Tàu, Tây”.
- Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 2, SGK) Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia như thế nào? Theo em, tác giả đã phản ánh được điều gì về tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ?
- Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Gợi ý: cách đặt nhan đề, tạo tình huống mâu thuẫn, cách tác giả dùng từ ngữ, so sánh, đặt câu và sử dụng giọng điệu,...).
- Câu 7 trang 8 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Qua đoạn trích này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo em, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều