SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Hạnh phúc của một tang gia
Với giải sách bài tập Văn 12 Hạnh phúc của một tang gia sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Hạnh phúc của một tang gia
Trả lời:
− Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tiểu thuyết trào phúng. Tiểu thuyết trào phúng thường châm biếm, đả kích một số hành vi của con người, phong tục tập quán, thể chế chính trị, khoa học, nghệ thuật, thể thao,... với mong muốn làm xã hội thay đổi. Tác giả tiểu thuyết trào phúng vừa chỉ ra các khiếm khuyết của đối tượng phản ánh, vừa biến các khiếm khuyết này thành trò cười bằng cách cường điệu, mỉa mai, giễu cợt. Trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ), bằng nghệ thuật trào phúng linh hoạt, Vũ Trọng Phụng chỉ rõ đám tang cụ cố tổ không còn là phong tục tốt đẹp dành cho người đã khuất mà biến thành một đám hội nhố nhăng, lố bịch, nơi tang gia và xã hội thượng lưu thành thị phô trương lối sống trưởng giả, che đậy những động cơ vụ lợi và dục vọng tầm thường, xấu xa.
- Tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng tiêu biểu cho phong cách hiện thực. Khác với phong cách lãng mạn hay cổ điển trước đó, các nhà văn có phong cách hiện thực thường đưa vào tác phẩm những chi tiết, sự việc thường ngày; khám phá diễn biến tâm lí khách quan của nhân vật trong mối liên hệ chặt chẽ với hoàn cảnh xã hội. Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, các chi miêu tả cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt rất chính xác, cụ thể, sinh động, tạo được hiệu ứng “như thực”, cứ như là người đọc đang trực tiếp tận mắt chứng kiến một đám ma có thật diễn ra trước mắt mình. Đây chính là những chi tiết tiêu biểu cho phong cách hiện thực của Vũ Trọng Phụng.
Trả lời:
Trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, có một số mâu thuẫn được nêu ra hoặc được trình bày chi tiết. Đó là mâu thuẫn giữa đốc tờ Xuân, đốc tờ Trực Ngôn với cụ lang Tỳ và cụ lang Phế; mâu thuẫn giữa “phái trẻ” và “phái già”, mâu thuẫn giữa cụ cố Hồng với cụ bà “hay lề lối, vẽ chuyện lôi thôi”,... Tuy nhiên, mâu thuẫn trào phúng chủ yếu là mâu thuẫn giữa nội dung (ý nghĩ, tình cảm của các thành viên trong gia đình có tang, những người đến dự đám tang) và hình thức biểu hiện của chúng (hành vi, cử chỉ, điệu bộ, lời nói,...). Mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, nội dung và hình thức làm bật ra tiếng cười trào phúng và sự độc đáo của tác phẩm.
Trả lời:
Cách quan sát và miêu tả cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia như sau:
- Cách quan sát: phối hợp giữa góc nhìn gần với góc nhìn xa, tạo ra các viễn cảnh (toàn cảnh) và cận cảnh; cận cảnh và viễn cảnh luân chuyển linh hoạt, sống động.
- Cách miêu tả: vừa chấm phá (toàn cảnh: cảnh đưa đám) vừa đặc tả (cận cảnh: cảnh cất đám, cảnh hạ huyệt).
- Sự phối hợp giữa góc nhìn toàn cảnh (thể hiện được đám ma rất to, rất đông người đi đưa đám làm huyên náo cả phố phường) và góc nhìn cận cảnh (thể hiện được sự giả dối, thói rởm đời, sự trống rỗng và xuống cấp của đạo đức gia đình, xã hội); quan sát từ xa tới gần, từ bên ngoài vào bên trong (ý nghĩ, tâm trạng), từ đám đông đi đưa tang đến từng cá nhân trong gia đình có tang,... giúp tác giả phơi bày bản chất giả dối của từng con người và cả xã hội, giúp người đọc nhận ra rằng: sự giả dối, rởm đời thường được che đậy bằng vẻ nghiêm trang, chuẩn mực.
Trả lời:
Trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” từ tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng, đám tang cụ cố tổ được tổ chức theo cả lối Ta, Tàu, Tây với các chi tiết sau:
- Lối Ta: Đám tang có 300 câu đối và nhiều người đi đưa tang, thể hiện phong tục truyền thống của người Việt.
- Lối Tàu: Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, và âm thanh lốc bốc xoảng, mang đậm nét văn hóa Trung Hoa.
- Lối Tây: Đám tang có vòng hoa và kèn bú dích, những yếu tố thường thấy trong các đám tang theo phong cách phương Tây.
→ Những chi tiết này không chỉ thể hiện sự pha trộn văn hóa mà còn tạo nên một bức tranh châm biếm về xã hội đương thời, nơi mà các giá trị truyền thống bị biến tướng và lẫn lộn với những yếu tố ngoại lai.
Trả lời:
– Tâm trạng và hành động thể hiện niềm “hạnh phúc” (sung sướng, mãn nguyện) của các thành viên trong tang gia:
+ Ông Phán mọc sừng sung sướng vì được chia thêm gia tài là số tiền “vài nghìn đồng”. Đây là niềm vui quái gở của kẻ hám lợi đến mức vô liêm sỉ.
+ Cụ cố Hồng, con trai của người quá cố, “đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”. Hành động và tâm trạng vui sướng của ông ta cho thấy sự hợm hĩnh, sự hủ bại.
+ Cụ bà (vợ cụ cố Hồng) “hớt hải chạy lên”, sung sướng vì Xuân Tóc Đỏ không giận mà còn đến giúp đáp, phúng viếng, khiến đám ma thêm to, thêm long trọng, thêm “danh giá nhất tất cả”. Hành động và tâm trạng sung sướng của cụ bà cho thấy rõ thói phô trương rởm đời.
+ Ông Văn Minh vui sướng vì cái chết của cụ cố tổ mang lại cho ông ta thêm tiền bạc, nhờ được thừa kế tài sản của người quá cố. Nhưng ông ta buồn phiền vì “hai cái tội nhỏ, một cái ơn to” của Xuân Tóc Đỏ. Nỗi buồn phiền này khiến ông ta “phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu,...”. Tâm trạng, hành động của Văn Minh cho thấy rõ nội tâm của đứa cháu bất hiếu.
- Tâm trạng và hành động thể hiện sự “bối rối” (lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào):
+ “Cả gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách, đi gọi từ ông lang băm Tây cho đến ông lang băm Đông, già và trẻ, để thực hành đúng cái lí thuyết “nhiều thầy thối ma”.”
+ “Phái trẻ, nghĩa là bọn dâu con, đã bắt đầu la ó lên rằng phái già chậm chạp.”
+ Tuyết “đau khổ”, “buồn” vì mãi không thấy bạn trai là Xuân Tóc Đỏ đến phúng viếng.
+ Cậu Tú Tân “điên người lên” vì nóng lòng muốn được dùng ngay mấy cái máy ảnh mà cậu đã sẵn sàng.
+ Bà Văn Minh thì “sốt cả ruột” vì mãi chưa được mặc đồ xô gai tân thời do tiệm Âu hoá chế tạo.
– Tác giả đã phản ánh tình trạng trống rỗng, giả dối trong tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời bấy giờ.
Trả lời:
Một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:
- Tác giả có cách đặt nhan đề độc đáo: kết hợp từ ngữ trái khoáy, oái oăm, gây bất ngờ. Người đọc nhận ra đây là cách nói ngược, chứa đựng nghịch lí, vì thế có thể sẽ đặt ra những nghi vấn, ngờ vực dẫn đến ý thức, thái độ phê phán, kết án xã hội đó.
- Cách tạo tình huống trào phúng: cụ cố tổ chết, cả nhà cụ cố Hồng, từ người con trai cho đến các cháu, trong lòng ai cũng sung sướng, vui vẻ nhưng giả vờ buồn rầu để che đậy niềm hân hoan và những toan tính lợi ích riêng. Đám tang cụ cố tổ trở thành dịp may để đám con cháu phô trương địa vị, thanh thế trước bàn dân thiên hạ; khoe khoang những kiểu mốt tân thời mới được thiết kế, những phương tiện hiện đại (máy ảnh) mới sắm; là dịp để giới thượng lưu khoe khoang, nịnh bợ nhau, thoả mãn các ham muốn trần tục, những vụ toan tính làm ăn...
- Vũ Trọng Phụng có cách dùng từ ngữ biến hoá, linh hoạt; dùng nhiều từ cổ, từ mượn để miêu tả, kể chuyện, gọi tên sự vật, đặt tên người. Điều này tạo ấn tượng về một không gian đô thị hiện đại, đời sống thị dân sống động nhưng hỗn tạp, lố lăng, dị hợm.
- Tác giả có cách so sánh tạo ý vị hài hước, mỉa mai, châm biếm, Ví dụ: “Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng.”.
- Cách đặt câu linh hoạt, đa dạng, gồm nhiều câu đơn, câu đặc biệt (“Đám cứ đi...”, “Mà bối rối thật.”, “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.”), câu phức, câu cảm thán (“Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu....”),... chứa đựng trong nó những từ ngữ đối nhau, nghịch nghĩa, tạo cảm giác trái khoáy, ngược đời, bộc lộ thái độ chế giễu, mỉa mai của tác giả.
- Sử dụng giọng điệu: giọng điệu hài hước, mỉa mai, châm biếm có mặt khắp nơi do hiệu quả của cách tác giả dùng từ ngữ, đặt câu, so sánh như trên. Ngoài ra, tác giả còn dùng nhiều tính từ như lắm, mãi, cả, thật,. trong các câu, có ý phóng đại hoặc nhấn mạnh, tạo dư vang (“Ba hôm sau, ông cụ già chết thật.”, “Mà bối rối thật.”, “Thật là một đám ma to tát.”, “Thật là đủ giai thanh gái lịch...”, “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm.”, “Ông cho rằng Xuân có tài quảng cáo lắm...”, “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”,...).
Trả lời:
– Thông điệp của Vũ Trọng Phụng: xã hội thượng lưu trí thức thành thị đương thời là xã hội hám danh, hám lợi, sống giả dối, hợm hĩnh, rởm đời.
– Trong bối cảnh xã hội ngày nay, thông điệp này có thể có những ý nghĩa sau:
+ Cảnh tỉnh lối sống giả dối, hợm hĩnh, rởm đời, hám danh, hám lợi, vô đạo đức. Lối sống này có thể xuất hiện ở bất kì nhóm người nào, bất kì tầng lớp người nào trong xã hội, cần được nhận diện và phê phán.
+ Cần thiết phải có sự xuất hiện của một tầng lớp người không chỉ giàu có về tiền bạc, vật chất mà còn sang trọng về mặt tri thức, tinh thần, góp phần nêu gương, dẫn dắt văn hoá và đạo đức xã hội hướng đến văn minh, hiện đại.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 7: Tiểu thuyết hiện đại hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều