Kết cấu bài thơ Tây Tiến có gì đáng lưu ý? Kết cấu đó có liên quan như thế nào với mạch cảm xúc của bài thơ?
Kết cấu bài thơ Tây Tiến có gì đáng lưu ý? Kết cấu đó có liên quan như thế nào với mạch cảm xúc của bài thơ?
Câu 2 trang 46 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Kết cấu bài thơ Tây Tiến có gì đáng lưu ý? Kết cấu đó có liên quan như thế nào với mạch cảm xúc của bài thơ?
Trả lời:
Bài thơ có kết cấu bốn đoạn:
- Đoạn 1 (từ “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!” đến “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”): Qua nỗi nhớ của tác giả hiện lên cảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến với những cuộc hành quân gian khổ nhưng thắm thiết tình quân dân.
- Đoạn 2 (từ “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa” đến “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”): Những kỉ niệm tuyệt đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và vẻ đẹp thơ mộng của cảnh sông nước Tây Bắc.
- Đoạn 3 (từ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” đến “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”): Trực tiếp tập trung khắc hoạ hình tượng người lính với vẻ đẹp lãng mạn và bị tráng.
- Đoạn kết (từ “Tây Tiến người đi không hẹn ước” đến “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”): Nhớ lại lời thề trước buổi lên đường, dù xa đơn vị vẫn gửi lòng mình mãi gắn bó với Tây Tiến, với miền Tây.
Kết cấu bài thơ như gợi lên những đợt sóng tình cảm tiếp nối: trào dâng ở đoạn I, nhẹ nhàng, lắng đọng ở đoạn 2, tiếp tục tuôn trào, mạnh mẽ ở đoạn 3 để rồi sâu lắng ở đoạn kết.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Tây Tiến hay khác:
- Câu 1 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 1, SGK) Lúc đầu, bài thơ có nhan đề là Nhớ Tây Tiến, sau đó, tác giả đổi thành Tây Tiến. Theo em, sự thay đổi đó có tác dụng gì?
- Câu 3 trang 46 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích tác dụng của hình tượng thiên nhiên trong việc thể hiện hình tượng người lính Tây Tiến.
- Câu 4 trang 46 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc ... Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
- Câu 5 trang 46 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 5, SGK) Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất hoạ, có cách kết hợp từ mới lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó.
- Câu 6 trang 46 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích sự giống nhau và khác nhau của hình tượng người lính qua hai đoạn thơ sau:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều