Tìm đọc trong sách, Internet... các bài thơ Tỏ lòng Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Chi làm trai của Nguyễn Công Trứ
Tìm đọc trong sách, Internet... các bài thơ Tỏ lòng Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão, Chi làm trai của Nguyễn Công Trứ
Câu 6 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tìm đọc trong sách, Internet... các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chi làm trai của Nguyễn Công Trứ, chỉ ra sự giống và khác nhau về “chí làm trai” ở bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu với những bài thơ đó.
Trả lời:
Trước hết tìm đọc trong sách, Internet... các bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, Chi làm trai của Nguyễn Công Trứ. Tiếp đến, nêu lên sự giống nhau và khác nhau giữa các bài thơ này với bài Lưu biệt khi xuất dương.
- Giống nhau: “chí làm trai” là lí tưởng sống của trang nam nhi. “Chí làm trai” là lập công danh để lại cho đời (“Công danh nam tử còn vương nợ” – bài Tỏ lòng; “Nợ tang bồng vay trả trả vay / Chí làm trai nam bắc đông tây” – bài Chí làm trai; “Làm trai phải lạ ở trên đời” – bài Lưu biệt khi xuất dương), có trách nhiệm với cuộc đời, với non sông, đất nước (“Múa giáo non sông trải mấy thâu” – bài Tỏ lòng, “Quyết ra tay lèo lái trận cuồng phong / Chí những toan xẻ núi lấp sông” – bài Chi làm trai; “Non sông đã chết, sống thêm nhục” – bài Lưu biệt khi xuất dương).
- Khác nhau: Trong bài Lưu biệt khi xuất dương, nhân vật trữ tình táo bạo, mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Con người dám đối mặt với cả trời đất (càn khôn), cả vũ trụ để tự khẳng định mình: “Há để càn khôn tự chuyển dời / Trong khoảng trăm năm cần có tớ”. “Chí làm trai” của con người mang tư tưởng của thời đại mới, đầy bản lĩnh dám từ bỏ những cái cũ đã trở nên lạc hậu trước thời cuộc (“Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”) để tìm đến con đường cứu nước mới (“Muốn vượt Biển Đông theo cánh gió, / Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Lưu biệt khi xuất dương hay khác:
- Câu 1 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chọn phương án đúng cho bài Lưu biệt khi xuất dương:
- Câu 2 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 2, SGK) Phân tích quan niệm sống của nhân vật trữ tình qua hai câu thực và hai câu luận (ý thức về cá nhân, quan niệm về vinh nhục, sự từ bỏ cái lỗi thời,...).
- Câu 3 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong hai câu kết.
- Câu 4 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích tác dụng của các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ: hình tượng thiên nhiên, nghệ thuật đối, bút pháp ước lệ và cường điệu, giọng điệu,...
- Câu 5 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài hát nói Chơi xuân của Phan Bội Châu:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều