SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Vi hành
Với giải sách bài tập Văn 12 Vi hành sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Cánh diều Vi hành
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu ý nghĩa của nhan đề truyện “Vi hành”.
Trả lời:
Ý nghĩa nhan đề “vi hành”: Vi hành chỉ việc vua chúa ngày xưa cải trang làm dân thường đi lẫn vào dân chúng để trực tiếp tìm hiểu tình hình xã hội, đời sống và dư luận nhân dân (hoặc chơi bời mà không ai biết – Nguyễn Ái Quốc dùng theo nghĩa mỉa mai này trog trường hợp Khải Định).
Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tóm tắt ngắn gọn (khoảng 5 – 7 dòng) nội dung truyện “Vi hành”.
Trả lời:
Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.
Trả lời:
Hình ảnh “đấng hoàng thượng” trong mắt của đôi trai gái người Pháp chỉ là một tên hề rất lôi thôi, nhếch nhác,... Toàn bộ phần (1), cuộc đối thoại trò chuyện của đôi trai gái người Pháp đã làm nổi bật điều đó.
- Hình dạng: “trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn cơ, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”, “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh”, “hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”.
- Giá trị: “đấng hoàng thượng” trong mắt người Pháp chỉ là trò cười, một vai hề trong khi “cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn ráo” nhưng cũng không bằng vai hề Sác-lô.
Trả lời:
Đoạn kết của truyện chuyển tải nội dung và ý nghĩa rất phong phú, đa nghĩa:
- Nghĩa thực (theo lô gích câu chuyện): Tác giả giễu cợt sự nhầm lẫn của Chính phủ “bảo hộ” không phân biệt nổi thượng khách (hoàng đế) với người An Nam bình thường nên đã hành động rất khôi hài: “Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt!”.
- Nghĩa bóng: Người viết chế giễu sự theo dõi, kiểm soát nghiêm ngặt của Chính phủ “bảo hộ” đối với những người yêu nước, hoạt động cách mạng, trong đó có nhân vật “tôi”. Đồng thời, qua đoạn trích cũng bộc lộ tình cảm đau đớn vì phải làm người dân mất nước và thái độ thất vọng, hổ thẹn vì có một “đấng hoàng thượng” như thế. Thông điệp ấy được tác giả diễn đạt theo cách nói ngược: “thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.”.
Trả lời:
– Đả kích là mức độ cao nhất của yêu cầu phê phán, châm biếm. Đối tượng của đả kích chỉ có thể là kẻ thù, là cái xấu, cái ác cần xoá bỏ tận cùng,
– Truyện “Vi hành” hàm chứa sức mạnh đả kích. Đối tượng đả kích là chế độ thực dân Pháp – một chế độ “bảo hộ” đầy rẫy bất công, tàn bạo. Đối tượng đả kích thứ hai là triều đình nhà Nguyễn trong giai đoạn đó: hèn yếu, nhu nhược, chỉ là trò hề, bù nhìn trong tay chính quyền “bảo hộ”. Cả hai đối tượng ấy cần đấu tranh, xoá bỏ,... Với truyện “Vi hành”, Nguyễn Ái Quốc đã lột trần bản chất của hai đối tượng, phơi bày trước công luận để châm biếm – đả kích một cách công khai, khéo léo bằng một tác phẩm nghệ thuật (hư cấu).
– Màu sắc châm biếm đả kích chủ yếu thể hiện ở các yếu tố chính sau:
+ Cốt truyện hàm ẩn: chọn được tình huống truyện độc đáo để vừa nêu được thực trạng, vừa lồng ghép ý tưởng châm biếm, đả kích một cách kín đáo mà sáng rõ.
+ Sử dụng thủ pháp phóng đại trong kể chuyện, miêu tả và thể hiện chân dung nhân vật “hoàng đế vi hành” cũng như sự tiếp đón, săn sóc tận tình của Chính phủ “bảo hộ”, phóng đại cả tình huống nhầm lẫn của người Pháp.
+ Ngôn ngữ: tác giả dùng ngôn ngữ rất linh hoạt, tạo ra giọng điệu châm biếm, mỉa mai, giễu cợt bằng cách “nói ngược” rất sâu đậm trong hầu như toàn bộ truyện. Ví dụ: “Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?” hoặc câu cuối truyện: “Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh có được một vị hoàng đế.”.
Trả lời:
Việc tác giả chọn hình thức viết thư gửi cô em họ là một sáng tạo trong cách trần thuật. Vì theo cách ấy, tác giả được kể lại nhiều điều một cách thoải mái, có thể liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt. Bên lời mỉa mai khinh bỉ tên hề “hoàng đế vi hành” là lời tâm tình tha thiết khi nhắc về kỉ niệm ấu thơ. “Đó là những “khoảng trống” cần thiết cho trí tuệ của người đọc tự vận động, tự liên tưởng để suy ngẫm và tìm ra ẩn ý để giải những hàm ngôn” (Đỗ Kim Hồi).
Trả lời:
Nội dung và đối tượng châm biếm qua câu văn thể hiện rất rõ: Đó là nêu lên thực trạng hài hước và lố bịch của chính quyền thực dân Pháp trong việc tiếp đón người An Nam; lẫn lộn không phân biệt được đâu là dân thường và đâu là vua chúa. Câu văn hàm ý phê phán, chế giễu chính quyền thực dân Pháp đã theo dõi và quản lí rất chặt chẽ từng người Việt Nam yêu nước thời bấy giờ tại Pháp, trong đó có Nguyễn Ái Quốc.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 6: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều