Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa

Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa

Câu 2 trang 32 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:

a. Đêm hôm qua cầu gãy.

b. Mẹ nó đi chợ chiều mới về.

c. Cô ấy đã đến Hà Nội chưa? Lẽ ra giờ này cô ấy phải có mặt ở đó rồi chứ

d. Anh cho em biết anh muốn ăn cơm không.

đ. Âm thanh của chiếc máy này nghe được không chị?

Quảng cáo

Trả lời:

a. Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, hôm có thể được hiểu là thành phần kết hợp với qua tạo thành từ hôm qua (ngày liền trước ngày hôm nay), hôm cũng có thể được hiểu là thành phần kết hợp với đêm tạo thành từ đêm hôm (Thời gian về đêm, trong quan hệ với hoạt động của con người; trong trường hợp này, “quả là một động từ). → Loại câu mơ hồ về cấu trúc.

Cách sửa: Thêm từ ngữ, điều chỉnh trật tự từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn: Đêm hôm thế này mà phải đi qua cầu gãy./ Khuya (Tối) hôm qua cầu đã gãy rồi.

b. Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, chiều có thể được hiểu thành phần bổ nghĩa cho danh từ chợ (chợ họp buổi chiều); cũng có thể hiểu là thành phần bổ sung ý nghĩa về thời gian cho hành động về. Điều này tạo nên sự mơ hồ về nghĩa cho câu.) → Loại câu mơ hồ về cấu trúc.

Cách sửa: Thêm từ ngữ cho câu rõ nghĩa hơn: Mẹ nó đi chợ chiều đến giờ mới về./ Mẹ nó đi chợ, đến chiều mới về.

c. Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, hiện tượng đa nghĩa của từ phải (nghĩa vụ bắt buộc/ chắc chắn) khiến câu mơ hồ về nghĩa. → Loại câu mơ hồ về từ vựng.

Cách sửa: Thêm/ thay thế từ ngữ để câu rõ nghĩa: Lẽ ra giờ này cô ấy buộc phải có mặt ở đó rồi chứ?/ Lẽ ra giờ này cô ấy chắc chắn có mặt ở đó rồi chứ?

d. Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, hiện tượng đa nghĩa của từ không (cách hiểu 1: từ không là tính từ (ở trạng thái hoàn toàn không có thêm những gì khác như thường thấy hoặc như đáng lẽ phải có), bổ sung ý nghĩa cho từ cơm; cách hiểu 2: từ không có thể được hiểu là phụ từ, biểu thị ý hỏi “muốn ăn cơm hay không”) khiến câu mơ hồ về nghĩa. → Loại câu mơ hồ từ vựng.

Cách sửa: Thêm từ ngữ để câu rõ nghĩa: Anh cho em biết anh muốn ăn cơm hay không./ Anh cho em biết anh muốn ăn cơm không, không ăn thêm thịt, thêm rau gì cả.

đ) Lỗi câu mơ hồ: Trong câu trên, hiện tượng đa nghĩa của từ được (cách hiểu 1: được (hay); cách hiểu 2: được (từ biểu thị điều vừa nói đến là có khả năng thực hiện) khiến câu mơ hồ về nghĩa. → Loại câu mơ hồ từ vựng.

Cách sửa: Thêm/ thay thế từ ngữ để câu rõ nghĩa: Âm thanh của chiếc máy này nghe hay không chị?/ Âm thanh của chiếc máy này nghe rõ không chị?

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 2 Tiếng Việt trang 32 hay khác:

Quảng cáo

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên