SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 14

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 1 trang 14 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 14

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 14 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc của Trần Đình Hượu trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 64 – 65), đoạn từ “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ” đến “một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Chỉ ra câu chủ đề của đoạn văn, từ đó cho biết đoạn văn được tổ chức theo kiểu nào.

Trả lời:

Câu chủ đề bao giờ cũng có tính khái quát, không đi vào khía cạnh cụ thể như những câu khác trong đoạn. Đó là dấu hiệu quan trọng nhất cần dựa vào để xác định.

Câu mở đoạn “Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ra đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật” và câu kết đoạn “Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, một ngành văn hoá nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hoá” là hai câu chủ đề. Hai câu chủ đề được đặt ở vị trí như vậy là dấu hiệu giúp nhận biết đây là đoạn văn kiểu tổng hợp.

Quảng cáo

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Ở đoạn văn này, tác giả chủ yếu dùng lí lẽ hay dẫn chứng? Chỉ ra mối liên hệ giữa lí lẽ và dẫn chứng được thể hiện ở đây.

Trả lời:

Ở đoạn văn này, tác giả chủ yếu dùng dẫn chứng. Lí lẽ được thể hiện tập trung ở hai câu có tính chất khái quát (mở đoạn và kết đoạn), còn lại là các câu nêu dẫn chứng. Dẫn chứng mang tính chất đối sánh để làm rõ sự khác biệt: Văn hoá Việt Nam không đồ sộ, không có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, không có những đặc sắc nổi bật. Điều này thể hiện rõ ở các lĩnh vực (“thần thoại không phong phú”; “tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển”; “không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống”; “âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ”; người làm thơ tuy nhiều, nhưng “số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có”;...). Như vậy, các dẫn chứng được sử dụng trong đoạn trích có mối quan hệ chặt chẽ với lí lẽ, cụ thể hoá lí lẽ được nêu ở hai câu chủ đề, giúp cho ý kiến của người viết trở nên có sức thuyết phục.

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Tác giả có thái độ như thế nào khi bàn luận về vấn đề?

Trả lời:

Quảng cáo

Từ trước đến nay, khi luận bàn về văn hoá Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường thể hiện thái độ tự hào, đề cao một nền văn hoá có bề dày truyền thống, gắn với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, phản ánh những đặc điểm ưu việt trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam. Ở văn bản Nhìn về vốn văn hoá dân tộc nói chung, đoạn này nói riêng, ta bắt gặp thái độ khách quan, khoa học, không có bóng dáng của sự tự tôn hoặc tự ti. Đối sánh với những nền văn hoá lớn trên thế giới, tác giả nhận thấy những giới hạn của văn hoá Việt Nam. Khi lập luận để khẳng định quan điểm của mình, tác giả luôn dựa vào những bằng chứng cụ thể, tiêu biểu. Một thái độ nghiên cứu nghiêm túc, khoa học như thế là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh chuẩn bị hội nhập quốc tế.

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Trong đoạn văn, tác giả nêu ý kiến: “Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có. Xã hội có trọng văn chương, nhưng [...] bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca”. Bạn suy nghĩ như thế nào về ý kiến này?

Trả lời:

Quảng cáo

Ý kiến này của tác giả phản ánh một thực tế thú vị về thơ ca và những người sáng tác thơ. Đúng là nhiều người có thể viết vài câu thơ trong những khoảnh khắc cảm xúc dâng trào, nhưng để trở thành một nhà thơ thực thụ và để lại nhiều tác phẩm có giá trị thì không phải ai cũng làm được. Điều này đòi hỏi tài năng, sự kiên trì, và một tình yêu sâu sắc với nghệ thuật.

Thơ ca không chỉ là việc viết ra những câu chữ đẹp mà còn là sự kết tinh của trải nghiệm sống, cảm xúc và tư duy sâu sắc. Những nhà thơ lớn thường có khả năng nhìn thấy và diễn đạt những điều mà người khác không thể, họ biến những trải nghiệm cá nhân thành những tác phẩm có giá trị chung cho nhân loại.

Mặt khác, việc xã hội trọng văn chương nhưng bản thân các nhà thơ không nghĩ cuộc đời mình là ở thơ ca cũng là một điểm đáng suy ngẫm. Điều này có thể xuất phát từ sự khiêm tốn của các nhà thơ, hoặc từ thực tế rằng thơ ca, dù được trân trọng, không phải lúc nào cũng mang lại sự ổn định về kinh tế và xã hội. Nhiều nhà thơ phải làm những công việc khác để mưu sinh, và thơ ca trở thành một phần của cuộc sống tinh thần hơn là sự nghiệp chính.

Tóm lại, ý kiến này nhấn mạnh sự khác biệt giữa việc viết thơ như một sở thích và việc trở thành một nhà thơ thực thụ, đồng thời phản ánh những thách thức mà các nhà thơ phải đối mặt trong cuộc sống.

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Khi nêu quan điểm của mình về văn hoá Việt Nam, tác giả nhắm tới mục đích gì?

Trả lời:

Khi nêu quan điểm của mình về văn hóa Việt Nam, tác giả nhắm tới mục đích: đưa bài học cho mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên