SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 20
Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 2 trang 20 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 20
Bài tập 2 trang 20 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Hải khẩu linh từ trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 96 – 99 đoạn 2, từ “Tờ biểu dâng lên” đến “cáo hổ đầy đường” và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
- hộ giá (hay hỗ giá): đi theo để bảo vệ, phục vụ,... lúc vua chúa ra khỏi cung điện.
- uý lạo (hay uỷ lạo): dùng lời ôn hoà để vỗ về, an ủi.
- nghiệp chướng: tai hoạ phải gánh chịu ở đời nay do đời trước phạm những nghiệp ác (theo quan điểm của Phật giáo).
- chủ trương: a. giữ vững một lí thuyết nào đó (như: đề ra chủ trương, đường lối,..); b. biểu thị chú ý của mình, quyết định được một cách tự chủ. Ở đây theo nghĩa b. (ông vua) vạn thặng: nước có vạn cỗ xe, tức nước lớn (theo quy định của lễ chế đời xưa, nước chư hầu nhỏ chỉ được quyền có ngàn cỗ chiến xa).
Trả lời:
- Đoạn văn kể về cuộc Nam chinh của vua Trần, Bích Châu xin đi theo quân suốt hành trình, vua tôi gặp nhiều điều kì quái, điềm gở; Bích Châu quyên sinh vì nước; cuộc chinh phạt Chiêm Thành thất bại. Đây cũng là đoạn tập trung thể hiện những nét tính cách, phẩm chất đặc biệt của nhân vật chính. Các sự kiện thực và ảo được kể đan xen. Khi tóm lược diễn biến các sự kiện, cần chú ý bám sát suy nghĩ, hành động của Bích Châu.
- Đoạn văn này có nhiều chi tiết/ sự việc kì ảo. Ví dụ: Lễ bái thần miếu thì được thuận buồm xuôi gió, nếu không thì gặp tai hoạ; Đám mây đen (yêu khí) lấn vào, bắc cực; Đô đốc vùng biển Nam đòi vua ban cho mĩ nữ;... Các chi tiết/ sự việc kể trên đều tham gia trực tiếp vào mạch tự sự của tác phẩm, tạo nên sự huyền hoặc, li kì cho câu chuyện. Tự lựa chọn một chi tiết/ sự việc mà mình cho là hấp dẫn hơn cả để lí giải ngắn gọn (theo cảm nhận cá nhân) vì sao chi tiết/ sự việc ấy tạo được sự hấp dẫn (cho câu chuyện hoặc với chính mình).
Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Xác định nghĩa nào ở cột B ứng với từng cụm từ ở cột A:
A |
|
B |
1. “oan khiên ngày trước”, “nghiệp chướng ngày nay” |
|
1. chú tâm việc giáo hoá bằng nhân nghĩa, dừng chuyện binh đạo để khoan sức dân |
2.“ông vua vạn thặng” 3. “vạn bất đắc dĩ” |
|
2. điều xảy đến trong vô số khả năng; tình thế bắt buộc không như ý muốn |
4.“sửa văn nghỉ võ” |
|
3. được mãn nguyện muôn phần chốn cửu tuyền |
5.“ngậm cười chín suối” |
|
4. nhân quả nhiều đời, oán nghiệp đời trước, quả báo đời nay |
1. “oan khiên ngày trước”, “nghiệp chướng ngày nay” |
|
5. cai trị một nước có vạn cỗ xe (theo quy định của lễ chế đời xưa, chỉ nước lớn mới được quyền có vạn cỗ chiến xa) |
Trả lời:
A. 1 - B. 4; A. 2 - B. 5; A. 3 - B. 2; A. 4 - B. 1; A. 5 - B. 3
Trả lời:
- Suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật: Xoay quanh hai điều quan trọng là nghĩa vua tôi và ơn chồng vợ. Nghĩa vua tôi gắn với phẩm chất quan trọng nhất là lòng trung trinh ngay thẳng (“lấy lời ngay để ngăn lòng hiếu chiến”,...); ơn chồng vợ gắn liền với đức hi sinh, sự tận tâm lo lắng (hết lòng can ngăn, “ăn ngủ không yên”, trằn trọc suy tư,...).
- Lời nói và hành động của nhân vật: Phản ánh đúng suy nghĩ, tâm trạng của Bích Châu. Lời nói (đặc biệt là lời đối thoại với vua) khiêm nhường, nhã nhặn nhưng rất rành mạch, logic (“Thiếp tuy là phận gái, vả cũng”), thể hiện rõ cách lựa chọn giữa tình riêng và nghĩa chung (“khi hành quân, tướng sĩ là trọng, ân ái là nhẹ,...); trước lúc gieo mình xuống biển vẫn khẩn khoản xin vua “dựng chước lâu dài cho nước nhà”;... Hành động xả thân vì nước (nhảy xuống biển tự nộp mình cho Giao thần) đặc biệt dứt khoát, không tham luyến riêng tây.
Đức tính, phẩm chất của nhân vật Bích Châu được tác giả miêu tả, khắc hoạ theo diễn biến của câu chuyện và gắn với từng tình tiết. Đoạn văn này kể lại biến cố của cuộc đời Bích Châu, do vậy, trong mạch tự sự của tác phẩm, đây là đoạn thể hiện rõ nét nhất những đức tính, phẩm chất của nhân vật. HS có thể tự khái quát về những đức tính, phẩm chất này.
Trả lời:
Giữa yếu tố thực và yếu tố kì ảo được thể hiện trong đoạn văn, có thể thấy yếu tố kì ảo nổi trội hơn qua các chi tiết kì ảo như nàng Bích Châu có khả năng tiên tri, dự báo được những sự kiện sắp xảy ra và giao tiếp với thế giới tâm linh; Gió bão nổi lên đột ngột, người nhanh to râu xuất hiện, giấc mộng kỳ lạ,... đều là những hiện tượng vượt ngoài quy luật tự nhiên; Sự xuất hiện của các yếu tố tâm linh như thần miếu, quỷ thần, ngôi sao ứng với vận mệnh,... tạo nên một không gian huyền bí.
Đoạn trích đã thành công trong việc kết hợp hài hòa giữa yếu tố thực và yếu tố kì, tạo nên một tác phẩm văn học vừa mang tính hiện thực, vừa giàu chất thơ, huyền ảo. Sự đan xen này không chỉ làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện mà còn mang đến những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và con người.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 4: Yếu tố kì ảo trong truyện kể hay khác:
Bài tập 7 trang 24 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: ...
Bài tập trang 25 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Lập dàn ý cho bài trình bày về một trong hai vấn đề sau: ...
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT