SBT Ngữ văn 7 Bài 5: Đọc trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 - Chân trời sáng tạo

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Đọc trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7.

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài 5: Đọc trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 - Chân trời sáng tạo

A. Đọc lại văn bản Phòng tránh đuối nước (SGK Ngữ văn 7, tập một, bài 5) và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây:

Câu 1 trang 76 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trong văn bản Phòng tránh đuối nước (SGK, Ngữ văn 7, tập một, bài 5), có mục 4: Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội. Các điều khoản trong mục này được trình bày thành hai vế (một vế nêu tên hoặc tóm tắt điều khoản, một vế giải thích điều khoản ấy) như trong bảng dưới đây:

Điều khoản

Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản

Giải thích điểu khoản

+

Không bơi sau khi ăn

Bởi như thế rất có hại cho dạ dày

+

Hãy tìm thêm trong mục 4 của văn bản Phòng tránh đuối nước một số điều khoản và trình bày vào bảng.

Trả lời:

Quảng cáo

Điều khoản

Phần nêu tên hay tóm tắt điều khoản

Giải thích điểu khoản

+

Không bơi sau khi ăn

Bởi như thế rất có hại cho dạ dày

+

Không bơi lội một mình nơi vắng vẻ, ngay cả khi em là người bơi lội giỏi

Vì sẽ không có ai cứu em khi gặp tình huống nguy hiểm

+

Trước khi xuống nước, em nên kiểm tra lai độ sâu

Hậu hết những tổn thương ở vùng cổ và lưng thường do những cú nhảy bổ nhào hoặc lặn dưới hồ có mực nước cạn

+

Không bơi khi người em có nhiều mồ hôi hoặc vừa đi ngoài nắng về

Bởi làm như vậy rất dễ bị cảm

+

Câu 2 trang 76 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo em, có nên đưa thêm hình minh hoạ vào văn bản Phòng tránh đuối nước hay không? Nếu có, nên đưa hình minh hoạ cho nội dung đề mục nào? Nếu không, hãy giải thích lí do.

Trả lời:

Quảng cáo

- Mục 2. Học bơi: có thể đưa hình minh hoạ việc học bơi có thầy giáo và HS học bơi ngay trên bờ hồ bơi.

- Mục 4. Tuân thủ những quy tắc an toàn khi bơi lội: có thể đưa thêm hình minh hoạ trẻ em bơi dưới hồ, người lớn bơi cùng hoặc người lớn đứng trên bờ trông coi.

- …

Tuy nhiên, cần lưu ý: trong một văn bản thông tin việc sử dụng hình minh hoạ phải chọn lọc, hợp lí, thật sự có giá trị minh hoạ, không nên lạm dụng.

B. Đọc văn Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt dưới đây và trả lời các câu hỏi.

SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN TRONG SINH HOẠT

Việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí có thể thiệt hại đến tính mạng, tài sản. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn điện khi sử dụng là vô cùng quan trọng.

Vì sao phải thực hiện các quy tắc an toàn điện?

Điện là nguồn năng lượng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, nó cũng là một loại vật chất vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra những thiệt hại rất đáng tiếc. Theo thống kê của Cục Kĩ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương, hằng năm, cả nước xảy ra khoảng từ 400 đến 500 vụ tai nạn do điện, khiến từ 350 đến 400 người thiệt mạng, hàng trăm người khác bị thương. Trong đó, 70% số vụ tai nạn có nguồn gốc từ mất an toàn trong quy trình sử dụng điện sinh hoạt tại gia đình. Việc hiểu và thực hiện các quy tắc an toàn điện là nhằm bảo đảm an toàn trong sử dụng điện.

Dưới đây là một số quy tắc thông dụng được trích từ Cẩm nang hướng dẫn s dụng điện an toàn1 do một công ti điện lực ban hành.

1. PHẢI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN ĐÚNG VỊ TRÍ, ĐÚNG CÁCH

- Lắp cầu dao2 hay át-tô-mát3 (aptomat) ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ.

- Lắp cầu chỉ4 ở trước các ô cắm5 điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa sự phát hoả do điện.

- Lắp đặt trên cả dây pha6 và dây trung tính7 thiết bị8 bảo vệ đóng cắt điện.

2. KHI CHƯA CẮT NGUỒN ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO:

- Những CHỖ HỞ của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).

- Cầu dao, cầu chì không có nắp che,...

SBT Ngữ văn 7 Bài 5: Đọc trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Chân trời sáng tạo

3. KHÔNG sử dụng đây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện CHẤT LƯỢNG KÉM vì dễ chạm chập, rò điện hoặc gây tai nạn. Phích cắm1, ổ cắm điện PHẢI CHẮC CHẮN.

4. KHÔNG phơi quần áo, treo, móc vật đụng, hàng hoá VÀO DÂY ĐIỆN.

SBT Ngữ văn 7 Bài 5: Đọc trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Chân trời sáng tạo

5. KHÔNG CẮM TRỰC TIẾP đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.

6. KHÔNG NẮM dây điện kéo ra, PHẢI NẮM vào phần nhựa và phích cắm.

7. KHI CÓ GIÔNG, SÉT, MƯA, BÃO, NHÀ BỊ NGẬP NƯỚC, TỐC MÁI, ĐỔ TƯỜNG... PHẢI KỊP THỜI:

- CẮT ĐIỆN (rút phích cắm) các thiết bị: ti vi, máy tính,...

- TÁCH CÁP ăng-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

- CẮT HẾT các nguồn điện bằng các thiết bị đóng cắt như: cầu dao, cầu chì, át-tô-mát,...

8. KHI CẦN SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG NHÀ, PHẢI NGẮT THIẾT BỊ đóng cắt điện (cầu đao, cầu chì, công tắc) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo '“CẤM ĐÓNG ĐIỆN”.

9. KHI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY (MÁY KHOAN, MÁY MÀI), PHẢI mang GANG TAY CÁCH ĐIỆN để tránh bị điện giật.

10. KHI TAY ƯỚT HOẶC NỀN NHÀ ẨM ƯỚT:

- KHÔNG CHẠM TAY VÀO bất kì đụng cụ sử dụng điện nào.

- KHÔNG ĐÓNG CẮT cầu dao, công tác hoặc cắm/ rút phích cắm điện.

- Muốn thao tác, PHẢI đứng trên VẬT CÁCH ĐIỆN (ghế gỗ, ghế nhựa khô,...).

SBT Ngữ văn 7 Bài 5: Đọc trang 76, 77, 78, 79, 80, 81 Chân trời sáng tạo

11. KHÔNG để thiết bị điện CÓ PHÁT NHIỆT (ti vi, bàn ủi, bếp điện,...) Ở GẦN VẬT DỄ CHÁY.

12. VỚI CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SỬ DỰNG ĐIỆN TRONG NHÀ:

- PHẢI đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện;

- PHẢI thường xuyên bảo đưỡng, vệ sinh,

- PHẢI sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây đã cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).

(Theo Công ti Điện lực Nghệ An - Báo Nghệ An)

Tài liệu tham khảo:

1. Tăng Văn Mùi — Trần Duy Nam, Số tay chuyên ngành điện, NXB Khoa học kĩ thuật, 2013.

2. Cục An toàn lao động, Sổ tay an toàn trong sử dụng điện (dành cho người lao động), Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội, Cục An toàn lao động, NXB Lao Động - Xã hội, 2008.

3. https://baonghean.vn/cam-nang-huong-dan-su-dung-dien-an-toan- 272940. html (Clip)

4. https://tailieu.vn/doc/so-tay-an-toan-trong-su-dung-dien- 6Š1277.html

Câu 1 trang 80 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?

Trả lời:

Quảng cáo

Đọc lại văn bản, tìm và đưa ra một số dấu hiệu nhận biết (nếu có) từ:

- Sa-pô (nếu có).

- Cách bố cục, nêu nhan đề, đề mục; cách đánh số điều khoản, cách đánh dấu các thông tin chi tiết được liệt kê.

- Sự kết hợp giữa lời giới thiệu, thuyết minh với hình minh hoa.

- Cách sử dụng thuật ngữ, cước chú, tài liệu tham khảo.

-…

Câu 2 trang 80 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt nêu lên mấy điều khoản?

Trả lời:

Quảng cáo

Văn bản Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt nêu lên 12 điều khoản sau:

1. PHẢI LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN ĐÚNG VỊ TRÍ, ĐÚNG CÁCH

- Lắp cầu dao2 hay át-tô-mát3 (aptomat) ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ.

- Lắp cầu chỉ4 ở trước các ô cắm5 điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa sự phát hoả do điện.

- Lắp đặt trên cả dây pha6 và dây trung tính7 thiết bị8 bảo vệ đóng cắt điện.

2. KHI CHƯA CẮT NGUỒN ĐIỆN KHÔNG ĐƯỢC CHẠM VÀO:

- Những CHỖ HỞ của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện).

- Cầu dao, cầu chì không có nắp che,...

3. KHÔNG sử dụng đây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện CHẤT LƯỢNG KÉM vì dễ chạm chập, rò điện hoặc gây tai nạn. Phích cắm1, ổ cắm điện PHẢI CHẮC CHẮN.

4. KHÔNG phơi quần áo, treo, móc vật đụng, hàng hoá VÀO DÂY ĐIỆN.

5. KHÔNG CẮM TRỰC TIẾP đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.

6. KHÔNG NẮM dây điện kéo ra, PHẢI NẮM vào phần nhựa và phích cắm.

7. KHI CÓ GIÔNG, SÉT, MƯA, BÃO, NHÀ BỊ NGẬP NƯỚC, TỐC MÁI, ĐỔ TƯỜNG... PHẢI KỊP THỜI:

- CẮT ĐIỆN (rút phích cắm) các thiết bị: ti vi, máy tính,...

- TÁCH CÁP ăng-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền.

- CẮT HẾT các nguồn điện bằng các thiết bị đóng cắt như: cầu dao, cầu chì, át-tô-mát,...

8. KHI CẦN SỬA CHỮA, LẮP ĐẶT ĐIỆN TRONG NHÀ, PHẢI NGẮT THIẾT BỊ đóng cắt điện (cầu đao, cầu chì, công tắc) và treo tại thiết bị đóng cắt điện biển báo '“CẤM ĐÓNG ĐIỆN”.

9. KHI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỆN CẦM TAY (MÁY KHOAN, MÁY MÀI), PHẢI mang GANG TAY CÁCH ĐIỆN để tránh bị điện giật.

10. KHI TAY ƯỚT HOẶC NỀN NHÀ ẨM ƯỚT:

- KHÔNG CHẠM TAY VÀO bất kì đụng cụ sử dụng điện nào.

- KHÔNG ĐÓNG CẮT cầu dao, công tác hoặc cắm/ rút phích cắm điện.

- Muốn thao tác, PHẢI đứng trên VẬT CÁCH ĐIỆN (ghế gỗ, ghế nhựa khô,...).

11. KHÔNG để thiết bị điện CÓ PHÁT NHIỆT (ti vi, bàn ủi, bếp điện,...) Ở GẦN VẬT DỄ CHÁY.

12. VỚI CÁC THIẾT BỊ, DỤNG CỤ SỬ DỰNG ĐIỆN TRONG NHÀ:

- PHẢI đảm bảo an toàn, phù hợp công suất đường dây cấp điện;

- PHẢI thường xuyên bảo đưỡng, vệ sinh,

- PHẢI sửa chữa hoặc thay mới khi phát hiện hư hỏng (thay dây mới khi phát hiện đường dây đã cũ, vỏ cách điện bị biến màu hoặc bong tróc).

Câu 3 trang 80 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nhận xét về tác dụng của các tấm hình và đoạn văn được in chữ đậm, nghiêng sau nhan đề của văn bản.

Trả lời:

(1) Tác dụng của hình ảnh minh hoạ: ví dụ như hình mình hoạ l giúp cho việc nhận biết chỗ hở trên dây điện không được chạm tay vào rõ rệt và dễ nhớ hơn.

(2) Đoạn in chữ đậm, nghiêng ngay sau nhan đề văn bản là sa-pô, tóm lược cô đọng về mục đích, tầm quan trọng của việc tuân thủ quy tắc sử dụng an toàn điện sinh hoạt. Việc in chữ đậm, nghiêng nhằm nhấn mạnh, tác động vào thị giác, gây chú ý khi đọc văn bản.

Câu 4 trang 80 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Các điều khoản chính trong văn bản trên có phải là thông tin cơ bản không? Thông tin chi tiết khác nhau về cấp độ được thể hiện phân biệt trong văn bản bằng dấu hiệu nào?

Trả lời:

Có thể xác định “thông tin cơ bản” và “chi tiết” theo bảng đối chiếu dưới đây:

Thông tin cơ bản

Chi tiết (thông tin chi tiết)

- Toát ra từ nhan đề: Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt.

- Toát ra từ sa-pô: “Việc sử dụng điện không đúng cách, không cẩn thận hoàn toàn có thể làm phát sinh các trường hợp nguy hiểm, thậm chí có thể thiệt hại đến tính mạng, tài sản. Vì vậy việc bảo đảm an toàn điện khi sử dụng là vô củng quan trọng.”

- Toát ra từ toàn văn bản (thông qua các thông tin chi tiết).

- Mỗi điều khoản trong 12 điều khoản (được đánh số từ 1 đến 12, thuộc bộ quy tắc Sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt là một thông tin chi tiết bậc 1.

- Các dấu chấm tròn liệt kê đầu dòng là thông tin chi tiết bậc 2.

- Các từ ngữ, thuật ngữ giúp truyền tải thông tin bậc 1, bậc 2 đều có thể xem là chi tiết hay thông tin chi tiết (bậc 2, bậc 3).

Thông tin cơ bản: Các quy tắc sử dụng điện an toàn trong sinh hoạt

Các điều khoản chính trong văn bản trên có phải là thông tin cơ bản không

Câu 5 trang 80 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Việc sử dụng lặp lại các từ ngữ, kiểu câu “KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC...”, hoặc “PHẢI...” khi trình bày các điều khoản quy tắc trong văn bản trên có tác dụng gì?

Trả lời:

Liệt kê số lượt sử dụng để thấy sự xuất hiện đậm đặc của các từ ngữ, kiểu câu này:

- “KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC....”

“PHẢI...”

8 lượt

10 lượt

- KHÔNG...”, “KHÔNG ĐƯỢC....”:phủ định, cấm đoán đứt khoát về điều không được làm.

- “PHẢI...”: khẳng định bắt buộc về điều phải làm.

=> Tác dụng: Tính bắt buộc phải tuân theo từng điều khoản được nêu trong quy tắc sử dụng điện an toàn.

Câu 6 trang 80 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Trong văn bản trên, các thuật ngữ, cước chú có phải là các thông tin chi tiết không? Vì sao?

Trả lời:

Thuật ngữ, cước chú là các đơn vị thông tin chi tiết nhỏ nhất, góp phần truyền tải thông tin, góp phần tạo nên thông tin bậc 2, bậc 1 và góp phần thể hiện thông tin cơ bản.

Câu 7 trang 80 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Cho biết trong hình dưới đây:

a. Có mấy phích cắm, mấy ổ cắm? Mấy ổ cắm đang được sử dụng?

b. Các thiết bị đang ở trong tình trạng an toàn hay không an toàn? Dựa vào đâu để em kết luận như vậy?

Có mấy phích cắm, mấy ổ cắm? Mấy ổ cắm đang được sử dụng

Trả lời:

a. Trong hình, thiết bị có 3 phích cắm; 7 ổ cắm; 3 ổ cắm đang được sử dụng.

b. Thiết bị đang trong tình trạng không an toàn do có hiện tượng toé lửa từ chỗ giao nhau giữa một ổ cắm và phích cắm.

Câu 8 trang 81 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Từ các văn bản đã đọc, em rút ra lưu ý gì về cách đọc hiểu văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động?

Trả lời:

Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững các đặc điểm:

- Văn bản viết cho đối tượng nào, nhằm mục đích gì?

- Thông tin trong văn bản trình bày đã chuẩn xác hay chưa?

- Văn bản được trình bày theo hình thức nào, hình thức này có tác dụng gì trong việc tiếp nhận văn bản?

- Chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên