SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 43, 44 Kết nối tri thức

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 43, 44 Kết nối tri thức

Bài tập 2. trang 43, 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh. Mà khuyết danh có nghĩa là chưa tồn tại. Thi sĩ cho sự vật một cái tên mà trước đó nó chưa có - tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ. Loài chim ấy ắt đã có từ rất lâu trước đó, người ta hẳn đã nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó, trong một loé chớp thần hứng, bật thốt lên hai âm tiết chích choè trúng pắp, không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim.

(Dương Tường, Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè, in trong Chỉ tại con chích choè, NXB Hải Phòng, 2003, tr. 60 - 61)

Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đoạn trích mang đặc điểm của loại văn bản nào? Vì sao em xác định như vậy?

Trả lời:

Quảng cáo

Đoạn trích mang đặc điểm của loại văn bản nghị luận vì mục đích hướng tới của nó là thuyết phục - thuyết phục người đọc đồng tình với một quan niệm riêng của tác giả về thi sĩ. Phần lớn nội dung của đoạn trích chứa đựng những lí lẽ và bằng chứng nhằm làm sáng tỏ quan niệm được nêu lên đó.

Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích là gì? Em tán thành hay không tán thành ý kiến của tác giả? Vì sao?

Trả lời:

Quảng cáo

Điều tác giả muốn khẳng định qua đoạn trích: Thi sĩ là người đưa đến cho độc giả những phát hiện mới về thế giới, qua đó, làm phong phú thêm vốn sống, vốn kiến thức của họ và đặc biệt phát triển ở mỗi người khả năng biết xúc động trước mọi biểu hiện phong phú của cuộc sống.

Trước khi nêu sự tán thành hay không tán thành với ý kiến của người viết, cần hiểu đúng những câu chữ, những ý trong đoạn trích, vốn được diễn đạt bằng hình ảnh hay bằng cách nói bóng bẩy.

Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tác giả cho rằng người đầu tiên thốt lên hai âm tiết chích choè đã thêm cho trời đất không chỉ đơn thuần một loài chim. Vậy theo em, người ấy còn thêm cho trời đất cái gì khác nữa?

Trả lời:

Quảng cáo

Tác giả cho rằng người đầu tiên thốt lên hai âm tiết chích choè đã “thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim”. Có thể nói, người ấy còn thêm cho trời đất một lối nhìn, lối cảm thụ mới, giúp cho mọi điều được ghi nhận bởi tri giác con người đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó, phản chiếu chính sự giàu có, phong phú của tâm hồn con người.

Câu 4 trang 43 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích.

Trả lời:

Quảng cáo

Mạch lạc và liên kết trong đoạn trích được thể hiện rất rõ.

Mạch lạc: Tất cả các ý trong đoạn trích đều được tổ chức xoay quanh chủ đề do câu đầu tiên nêu lên: “Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh.” Ý giải thích về khái niệm khuyết danh, ý giải thích về ý nghĩa của việc gọi tên sự vật đều là lí lẽ được nêu lên nhằm làm sáng tỏ nội dung được câu đầu tiên đề cập. Ví dụ về hai tiếng chích choè cũng chứng tỏ âm thanh được thốt ra đó có tác dụng đưa con chích choè có sẵn trong tự nhiên vào vùng ý thức của con người như thế nào.

Liên kết: Trong đoạn trích, câu sau luôn lặp lại một từ có ở câu trước, hoặc lặp nguyên vẹn, hoặc lặp bằng cách dùng một từ hay khái niệm có ý nghĩa tương đương (khuyết danh, thi sĩ- nhà thơ, chích choè, tôn tại). Bên cạnh đó, ở câu thứ năm, tác giả dùng đại từ ấy (loài chim ấy), nó để thay thế cho từ chích choè đã được nhắc ở câu thứ tư. Chính điều này khiến cho các câu gắn nối với nhau một cách chặt chẽ, phục vụ cho sự mạch lạc được duy trì trong cả đoạn trích.

Câu 5 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy viết lại câu văn sau đây theo cách diễn đạt khác mà em cho là phù hợp (cần bảo lưu ý chính, có thể lược bớt ý phụ). Nêu nhận xét về cấu trúc của câu văn gốc qua so sánh nó với câu văn em vừa viết.

Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ.

Trả lời:

Câu “Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ” có thể được viết lại với nhiều hình thức diễn đạt khác nhau. Cách đơn giản nhất là bỏ bớt một số cụm từ, ví dụ:

- Bỏ cụm từ khi nó còn khuyết danh: “Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ." Từ cách lược bớt cụm từ nói trên, có thể thấy trong câu văn gốc, người viết đã làm tăng nội dung biểu đạt cho nó qua việc phát triển, mở rộng nghĩa cho danh từ chích choè bằng một thành phần phụ.

- Bớt cụm từ nhắc lại chủ thể của hoạt động: “Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, đích thị là một nhà thơ”. Việc lược bớt cụm từ này cho thấy trong câu văn gốc, người viết đã nhắc đến chủ thể của hoạt động hai lần nhằm nhấn mạnh ý chính muốn biểu đạt.

Câu 6 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Từ những điều được tác giả đề cập trong đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) nói lên cảm nhận, suy nghĩ của em về hoạt động sáng tạo của nhà thơ.

Trả lời:

Để viết đoạn văn nói về hoạt động sáng tạo của nhà thơ trên cơ sở điều được gợi ý từ nội dung đoạn trích, cần xác định được một từ hoặc cụm từ có thể thâu tóm được ý chính mà tác giả Dương Tường muốn phát biểu. Từ, cụm từ đó có thể là phát hiện hay khám phá mới về thế giới. Sau khi xác định được những từ, cụm từ như vậy, người viết có thể thực hiện viết đoạn văn dựa vào việc trả lời các câu hỏi: Chức năng của nhà thơ là gì? Điều gì khiến người ta muốn đọc thơ? Qua bài thơ được thi sĩ viết ra, thế giới đã hiện lên mới mẻ như thế nào?

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Hoạt động sáng tạo là một công việc vô cùng quan trọng nhất là đối với một nhà thơ. Chính nỗ lực sáng tạo của người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca. Người nghệ sĩ phải có một con mắt tinh sắc, một tâm hồn nhạy cảm và một tài năng đã đến độ chín để gửi vào trong tác phẩm giọng nói riềng của mình. Anh có thể học tập, tiếp thu tinh hoa trong tác phẩm của các nhà văn lớp trước nhưng phải trên cơ sở sự sáng tạo. Người nghệ sĩ không được phép lười biếng hay bắt chước mà phải luôn trong tâm thế tìm tòi, sáng tạo. Tất nhiên điều đó không có nghĩa nhà văn được phép tìm tòi theo hướng cực đoan, viết những điều không ai hiểu được. Để thơ trở thành thơ, để nghệ thuật trở thành nghệ thuật, người làm thơ phải luôn ý thức: sáng tạo cái độc đáo. Bởi vì “tầm thường là cái chết của nghệ thuật”, sự lặp lại tẻ nhạt là cái chết của thơ ca. Độc đáo luôn là yêu cầu muôn đời của văn chương nghệ thuật.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên