SBT Ngữ văn 7 Bài tập 3 trang 21, 22 Kết nối tri thức

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 3 trang 21, 22 Kết nối tri thức

Bài tập 3. trang 21, 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản Người thầy đầu tiên trong SGK (tr. 65 - 70) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Câu chuyện được kể bằng lời của những nhân vật nào? Hãy giới thiệu ngắn gọn về họ.

Trả lời:

Quảng cáo

Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật người hoạ sĩ và nhân vật An-tư-nai. Khi giới thiệu về từng nhân vật, em cần chú ý các thông tin cơ bản như: quê hương, độ tuổi, nghề nghiệp, mối quan hệ của họ, đặc biệt là mối quan hệ với nhân vật thầy Ðuy-sen.

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản, em hình dung như thế nào về cô bé An-tư-nai (hoàn cảnh sống, đặc điểm tính cách,...) ?

Trả lời:

Quảng cáo

- Hoàn cảnh sống của An-tư-nai qua cuộc trò chuyện giữa thầy và các bạn nhỏ là mồ côi cha mẹ, sống cùng chú thím, cuộc sống khó khăn, phải đi kiếm phân bò, phân ngựa khô về để làm chất đốt.

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen. Điều gì ở thầy Đuy-sen gây ấn tượng nhất với em?

Trả lời:

Quảng cáo

- Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật: An-tư-nai.

- Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc hoạ nhân vật thầy Đuy-sen là:

+ Thầy bế các em qua suối: lưng thì cõng, tay thì bế.

+ Thầy đi chân không, làm không ngơi tay.

+ Khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó.

+ Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi ấm.

- Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: Thầy Đuy-sen là một người thầy chu đáo, tận tâm và thương yêu học trò.

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hãy kể lại một sự kiện trong câu chuyện bằng lời của nhân vật thầy Ðuy-sen.

Trả lời:

Quảng cáo

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi chuyển công tác vì miền núi giảng dạy. Mọi thứ ở nơi này có chút xa lạ và tôi cảm thấy cuộc sống còn thiếu thốn rất nhiều thứ. Tôi liền nghĩ mình phải làm một điều gì đấy, có thể nhỏ thôi nhưng sẽ một phần nào đó thay đổi được cuộc sống của nơi đây.

Thế là tôi bắt tay sửa sang lại trường học, với mong muốn giúp cho trẻ em được tới trường học đàng hoàng. Bắt đầu từ việc đắp lò sưởi ở góc nhà, rồi bắc cả ống khói trên mái và trữ sẵn cúi để sưởi ấm trong mùa đông. Còn dưới nền nhà thì sẽ trải rơm thật nhiều. Tất cả những điều tôi làm là để tạo điều kiện tốt nhất, giúp các em học sinh có thể được học tập trong môi trường ấm áp và không phải chịu đựng mùa đông lạnh giá.

Sau khi tạm xong xuôi, tôi vô tình nhìn thấy những em gái đi ngang qua nghỉ ngơi. Tôi từ trong cửa bước ra, lúc ấy người đang bê bết đất, tôi ngẩn người nhưng rồi cũng mau chóng mỉm cười niềm nở, lấy tay quệt mồ hôi trên mặt mà hỏi: “Đi đâu về thế các em gái?”. Thấy những đứa trẻ lúng túng, im lặng ngồi cạnh những bao ki-giắc thẹn thò nhìn nhau bẽn lẽn. Để xua tan bầu không khí ngượng ngùng, tôi nháy mắt động viên các em. Tôi bảo các em rằng “Các em cả sẽ học tập ở đây là gì?”, rôi tôi khoe với các em rằng ngôi trường của các em đã xong đến nơi rồi và có thể là bắt đầu học được rồi. Cuối cùng tôi hỏi các em “các em thích học không”, “các em sẽ đi học chứ?”. Sự háo hức, mong chờ được đón tiếp các em tới trường bùng dậy trong lòng tôi một lúc càng lớn hơn.

Nhìn nét mặt rụt rè của các em, tôi hiểu được rằng đứa trẻ nào cũng khao khát được tới trường để học như thế nào. Tuy nhiên, do hoàn cảnh thiếu thốn, sự không được cho phép và ủng hộ của gia đình khiến cho các em không có cơ hội được đi học. Bỗng có một em mạnh dạn trả lời rằng: “Nếu thím em cho đi thì em sẽ đi”. Tôi tò mò hỏi tại sao thím em ấy lại không cho đi và hỏi tên em ấy. Thì ra tên em ấy là An-tư-nai. Đó là một cái tên hay, tôi liền khen ngợi em và còn nói thêm “mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Tôi không nghĩ rằng từ lời khen và nụ cười hiền từ của tôi khi ấy đã khiến cho cô bé thấy ấm lòng hẳn lại.

Rồi tôi mới biết rằng em mồ côi cha mẹ và sống với chú thím, em ấy thật đáng thương. Tôi mỉm cười nhờ An-tư-nai sẽ dẫn các bạn đi học. Tôi chỉnh lại cách gọi của các em là gọi bằng thầy chứ không phải là chú. Rồi tôi mời các em đi xem trường, nhưng các em ấy lại phải về nhà nên tôi đành hẹn dịp khác. Sau khi các em đứng dậy cõng những bao ki-giắc trên lưng rảo bước về làng, thì tôi cũng cầm lấy chiếc liềm và sợi dây đi lấy rạ khô lần nữa tranh thủ trời chưa tối.

Tôi nghĩ rằng trẻ em đáng lẽ ra phải được tạo điều kiện tốt nhất để tới trường đi học. Nhưng có lẽ mọi người vẫn chưa hiểu được sự khao khát của trẻ thơ và chưa coi trọng việc giáo dục các em. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất buồn, và muốn sẽ làm điều gì đó để thay đổi hoàn cảnh khó khăn này.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên