SBT Ngữ văn 7 Bài tập 4 trang 30 Kết nối tri thức
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 4 trang 30 Kết nối tri thức
Bài tập 4. trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc lại văn bản Thuỷ tiên tháng Một (từ Như Giôn Hô-đơ-rơn đến “sự rối loạn khí hậu toàn cầu”) trong SGK (tr. 80) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Nêu khái quát nội dung chính của đoạn trích.
Trả lời:
Nội dung chính của đoạn trích là nêu lên sự hạn chế, bất cập của thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất” trong việc phản ánh bản chất tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Do thiếu chính xác, thuật ngữ này có thể gây nên nhận thức phiến diện về những thách thức to lớn từ phía tự nhiên mà nhân loại hiện đang phải đối mặt.
Trả lời:
Để có thể bổ sung những bằng chứng khác nhằm làm sáng tỏ vấn đề “sự rối loạn của khí hậu toàn cầu” hiện nay, cần khai thác thông tin từ những bản tin trên báo, đài, ti vi, in-tơ-nét hay các loại báo cáo của một số cơ quan chuyên trách về vấn để môi trường.
Trả lời:
Để làm tăng tính thuyết phục của ý kiến do mình đưa ra, tác giả đã thực hiện một số thao tác như:
- Viện dẫn ý kiến của nhà chuyên môn có uy tín (Giôn Hô-đơ-rơn), xem đó như một sự hậu thuẫn về mặt khoa học.
- Phân tích thuật ngữ “sự nóng lên của Trái Đất” từ góc độ ngôn ngữ để thấy nội dung chỉ định mang tính khách quan của nó không trùng với thực tế mà thuật ngữ này muốn biểu đạt.
- Đưa ra nhiều bằng chứng thực tế để chứng minh rằng hiện tượng biến đổi khí hậu có nhiều biểu hiện khác nhau, không thể chỉ quy vào mỗi vấn đề nhiệt độ, nhất là không thể chỉ nói đến việc tăng nhiệt độ.
Trả lời:
Văn bản thông tin không chỉ thuần tuý thực hiện chức năng đưa thông tin (cái gì, ai, ở đâu,...) mà còn thực hiện cả việc phân tích thông tin nữa. Điều này hiện nay đã được thừa nhận là một đặc điểm của báo chí hiện đại.
Việc phân tích thông tin giúp người đọc hiểu rõ hơn, có kiến thức sâu hơn về đối tượng được đưa tin, đồng thời cũng thể hiện được trách nhiệm xã hội cao của người đưa tin trong việc định hướng giá trị sống cho người đọc.
Trả lời:
Trong đoạn trích, những cụm từ sau đây có thể được xem là thuật ngữ: sự nóng lên của Trái Đất, biến đối khí hậu, hệ sinh thái, sự rối loạn của khí hậu toàn cầu.
Có thể xác định như vậy là vì:
- Những cụm từ trên do các nhà khoa học đề xuất nhằm nhận diện đúng các hiện tượng mà họ nghiên cứu.
- Những cụm từ trên cần được giải thích một cách khoa học chứ không thể được hiểu theo lối cảm tính (dựa vào suy luận thông thường).
- Những cụm từ trên ít khi xuất hiện đơn lẻ. Chúng thường được tập hợp thành hệ thống trong các tài liệu chuyên môn.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT