SBT Ngữ văn 7 Bài tập 5 trang 6 Kết nối tri thức
Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 5 trang 6 Kết nối tri thức
Bài tập 5 trang 6: Đọc lại văn bản Đi lấy mật (từ Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng đến trông cái miệng thấy ghét quá) trong SGK (tr. 21 - 22) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
- Hành động:
+ Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn. + Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật.
+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp.
+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng.
- Suy nghĩ:
+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.
+ Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi.
+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.
+ Nghĩ lại những lời má kể
- Trạng thái, cảm xúc:
+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.
+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.
- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh.
- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.
An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Trả lời:
Điều khiến nhân vật An cảm thấy “bực mình” với người bạn đồng hành của mình là những lời đáp và thái độ “lơ là” của Cò, cảm giác “tự ái” của nhân vật An.
Trả lời:
Nhân vật Cò có thái độ “lơ là” không hưởng ứng những cảm xúc của nhân vật An vì Cò sinh ra và lớn lên ở vùng rừng U Minh nên rất am hiểu nơi đây. Những điều khiến An ngạc nhiên, thích thú đều không hề mới lạ đối với Cò.
Trả lời:
- Ngôn ngữ đối thoại của hai nhân vật chân thực, sinh động.
- Các chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của hai nhân vật phù hợp với đặc điểm của từng nhân vật. Ví dụ: Chi tiết miêu tả cảm giác “bực mình” và tự ái của An; thái độ “lơ là” và sự hồn nhiên, vô tư của Cò.
Giữa vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, một bầy chim hàng nghìn con vọt cất cánh bay lên.
Trả lời:
Có thể rút gọn thành phần chủ ngữ thành một bầy chim. Nếu rút gọn như vậy, câu sẽ không còn có thông tin về số lượng (hàng nghìn con) của bầy chìm mà chỉ có thông tin “một bầy chim” chung chung.
a. Chúng tôi tiếp tục đi tới một cái trảng rộng.
b. Tôi nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp.
Trả lời:
a. Vị ngữ: tiếp tục đi tới một cái trảng rộng. Có thể rút gọn vị ngữ thành tiếp tục đi. Nếu rút gọn như vậy, câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ điểm đến của hoạt động đi (tới một cái trảng rộng).
b. Vị ngữ: nhìn theo ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp. Có thể rút gọn vị ngữ thành nhìn theo. Nếu rút gọn như vậy, câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ điểm nhìn của nhân vật tôi (ngón tay nó trỏ lên một kèo ong gác trên cây tràm thấp).
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT