(Bài tập 3, SGK) Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây
(Bài tập 3, SGK) Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây
Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó.
a) May ra có lẽ mợ không mắng đâu. (Thạch Lam)
b) Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. [...] Thứ đến, nước dâng do hiện tượng dãn nở nhiệt của nước biển. (Lưu Quang Hưng)
c) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố)
d) Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo. (Thạch Lam)
e) Trong tầm quan sát của Trần Tế Xương, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới vẫn chưa thắng thế. Nói cách khác, thơ Trần Tế Xương đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cười dài. (Nguyễn Hữu Sơn)
Trả lời:
a. Thành phần tình thái: may ra, có lẽ.
- Ý nghĩa:
+ “May ra” biểu thị ý hi vọng về một kết qua tốt đẹp có thể xảy ra.
+ “Có lẽ” biểu thị ý không khẳng định chắc chắn về điều nếu sau đó.
b. Thành phần chuyển tiếp: Trước hết, thứ đến.
- Ý nghĩa:
+ “Trước hết” là trước tất cả những cái khác.
+ “Thứ đến” là (điều) thứ hai.
c. Thành phần tình thái: hình như.
- Ý nghĩa: thể hiện sự hoài nghi, chưa chắc chắn với điều người nói nói.
d. Thành phần chuyển tiếp: chắc.
- Ý nghĩa: thể hiện sự chưa chắc chắn; dùng để chuyển tiếp hai ý trong một câu.
e. Thành phần chuyển tiếp: Nói cách khác.
- Ý nghĩa: Cụm từ được xếp sau một câu cùng đề cập đến nội dung “sự châm biếm trong thơ Trần Tế Xương” để tạo sự liên kết giữa các ý chuyển tiếp.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài tập tiếng Việt trang 33, 34 hay khác:
- Câu 1 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Tìm thành phần gọi – đáp, thành phần cảm thán trong các câu dưới đây. Nêu ý nghĩa của mỗi thành phần đó.
- Câu 3 trang 33 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm thành phần tình thái trong những câu sau. Xác định nghĩa của mỗi thành phần tình thái tìm được.
- Câu 4 trang 34 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây. Chỉ ra dấu hiệu hình thức (thể hiện bằng các dấu câu) và tác dụng của mỗi thành phần phụ chú tìm được.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều