Sách bài tập Ngữ Văn 8 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 8.
- Câu 1 trang 55 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 2 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 3 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 4 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 5 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 6 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 7 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 8 trang 56 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 9 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 10 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 11 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 12 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 13 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 14 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 15 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 16 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
- Câu 17 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2
Giải SBT Ngữ Văn 8 Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 2 - Cánh diều
STT |
Tên văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
|||
Truyện |
Thơ |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
||
1 |
Lão Hạc |
|
|
|
|
2 |
Xa ngắm thác núi Lư |
|
|
|
|
3 |
Cố hương |
|
|
|
|
4 |
Cảnh khuya |
|
|
|
|
5 |
Quang Trung đại phá quân Thanh |
|
|
|
|
6 |
Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” |
|
|
|
|
7 |
Qua Đèo Ngang |
|
|
|
|
8 |
Trong mắt trẻ |
|
|
|
|
9 |
Vịnh khoa thi Hương |
|
|
|
|
10 |
Bên bờ Thiên Mạc |
|
|
|
|
11 |
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) |
|
|
|
|
12 |
Đánh nhau với cối xay gió |
|
|
|
|
13 |
Người thầy đầu tiên |
|
|
|
|
14 |
Mời trầu |
|
|
|
|
15 |
Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” |
|
|
|
|
16 |
Tập truyện "Quê mẹ” của nhà văn Thanh Tịnh |
|
|
|
|
17 |
Tức nước vỡ bờ |
|
|
|
|
18 |
Cuốn sách “Chìa khoá vũ trụ của Gioóc-giơ” |
|
|
|
|
19 |
“Hoàng tử bé” – một cuốn sách diệu kì |
|
|
|
|
20 |
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi |
|
|
|
|
21 |
Bộ phim “Người cha và con gái” |
|
|
|
|
Trả lời:
STT |
Tên văn bản đã học |
Thể loại hoặc kiểu văn bản |
|||
Truyện |
Thơ |
Văn bản nghị luận |
Văn bản thông tin |
||
1 |
Lão Hạc |
x |
|
|
|
2 |
Xa ngắm thác núi Lư |
|
x |
|
|
3 |
Cố hương |
x |
|
|
|
4 |
Cảnh khuya |
|
x |
|
|
5 |
Quang Trung đại phá quân Thanh |
x |
|
|
|
6 |
Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” |
|
|
x |
|
7 |
Qua Đèo Ngang |
|
x |
|
|
8 |
Trong mắt trẻ |
x |
|
|
|
9 |
Vịnh khoa thi Hương |
|
x |
|
|
10 |
Bên bờ Thiên Mạc |
x |
|
|
|
11 |
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) |
|
|
x |
|
12 |
Đánh nhau với cối xay gió |
x |
|
|
|
13 |
Người thầy đầu tiên |
x |
|
|
|
14 |
Mời trầu |
|
x |
|
|
15 |
Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” |
|
|
x |
|
16 |
Tập truyện "Quê mẹ” của nhà văn Thanh Tịnh |
|
|
|
x |
17 |
Tức nước vỡ bờ |
x |
|
|
|
18 |
Cuốn sách “Chìa khoá vũ trụ của Gioóc-giơ” |
|
|
|
x |
19 |
“Hoàng tử bé” – một cuốn sách diệu kì |
|
|
x |
|
20 |
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng” tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi |
|
|
|
x |
21 |
Bộ phim “Người cha và con gái” |
|
|
|
x |
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Văn bản |
Truyện lịch sử |
|
Tiểu thuyết |
|
Thơ Đường luật |
|
Truyện |
|
Văn bản nghị luận văn học |
|
Văn bản thông tin |
|
Trả lời:
Tên tiểu loại hoặc kiểu văn bản |
Văn bản |
Truyện lịch sử |
5 |
Tiểu thuyết |
12 |
Thơ Đường luật |
2, 4, 7, 9, 14 |
Truyện |
1, 3, 8, 13, 17 |
Văn bản nghị luận văn học |
6, 11, 15, 19 |
Văn bản thông tin |
16, 18, 20, 21 |
Trả lời:
Tên văn bản |
Nội dung chính |
Ý nghĩa nhân văn |
Lão Hạc |
Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước CM tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc và thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người. |
Giúp người đọc hiểu và cảm thông sâu sắc với những kiếp người khốn khổ, tủi nhục; hiểu được tình cảm cha con sâu nặng, giá trị của nhân cách và việc giữ gìn nhân cách, phẩm giá con người (Lão Hạc thà chết chứ không làm mất nhân cách lương thiện của mình);... |
Trong mắt trẻ |
Câu chuyện "Trong mắt trẻ" bao gồm chương một, hai và hai mươi bảy của tác phẩm nổi bật với thông điệp về sự khác biệt giữa cách nhìn của trẻ em và người lớn. Tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính. |
Gợi lên nhiều suy nghĩ về cách nhìn, cách nghĩ, cách sống của trẻ em rất khác với người lớn; trẻ em cũng cần được tôn trọng, người lớn cần thấu hiểu thế giới trẻ em để có cách ứng xử phù hợp;... |
Người thầy đầu tiên |
Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng. |
Ngợi ca lòng nhân hậu, bao dung và những hành động cao đẹp, sẵn sàng xả thân vì việc nghĩa, chống lại cái xấu, cái ác,...
|
Cố hương |
Câu chuyện về chuyến hành hương của nhân vật “tôi” sau hơn hai mươi năm xa quê chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. Sau ngần ấy thời gian trở về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra sự thay đổi theo chiều hướng xấu của quê hương, của những người đồng hương cũ, đặc biệt là người bạn thân thưở nhỏ tên Nhuận Thổ. |
Gợi lên trong người đọc tình yêu thương quê hương, bản quán; lòng xót thương cho những số phận con người bị nghèo khó đưa đẩy đến cuộc sống tâm tối, nghèo hèn,... |
Trả lời:
* Những đặc điểm cần chú ý của thể thơ Đường luật:
- Thơ Đường luật thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).
+ Bố cục của một bài bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên). Hai câu đề có nhiệm vụ mở bài, giới thiệu vấn đề mà bài thơ đề cập. Hai câu thực nêu hiện tượng, sự vật, làm rõ hơn ý của đề bài được đưa ra ở hai câu đề. Hai câu luận phát triển rộng thêm ý của bài, có chức năng luận bàn về vấn đề được nói đến ở các câu trên. Hai câu kết có vai trò kết thúc ý toàn bài, thể hiện cảm xúc của nhà thơ; có khi hai câu kết còn gợi ra ý mới để suy nghĩ tiếp
+ Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp. Câu khởi có chức năng mở bài, gợi mở ý thơ. Câu thừa nối tiếp câu khởi để làm trọn vẹn ý thơ. Câu chuyển có nhiệm vụ chuyển ý thơ từ việc phản ánh các sự vật, hiện tượng ở hai câu đầu sang phần gợi mở về bản chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng được phản ánh. Câu hợp kết hợp với câu chuyển làm cô đúc ý thơ, thể hiện nỗi niềm của tác giả.
- Niêm có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc: Ở bài bát cú thì âm tiết (chữ) thứ hai của các câu 1 và 8, 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 phải cùng thanh (niêm) với nhau; ở bài tứ tuyệt là các câu 1 và 4, 2 và 3.
– Luật: Thơ Đường luật buộc phải tuân thủ luật bằng trắc. Nếu chữ thứ hai của câu thứ nhất mang thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng, nếu mang thanh trắc thì là luật trắc.
- Vần: Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.
- Nhịp: Thơ Đường luật thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn).
- Đối: Trong thơ Đường luật, ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa; ví dụ: chữ vần bằng đối với chữ vần trắc, danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ,...
* Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:
- Mời trầu
+ Cái tôi của Xuân Hương là cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ Mời trầu. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội. Bà chạnh lòng với những cảnh ngộ trớ trêu, không như ý, thậm chí đắng cay, chua chát, bà khát khao hạnh phúc.
- Vịnh khoa thi Hương
+ Bài thơ có 8 câu thì 6 câu đầu đều thể hiện sự trào phúng của tác giả. Việc thi cử ngày xưa vốn là việc hệ trọng của triều đình nhằm kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài ra làm quan phò vua, giúp nước. Nhưng trong bài thơ, việc này đã thuộc về “nhà nước", tức thực dân Pháp xâm lược. Việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán và theo lệ cũ “ba năm mở một khoa song đã cuối mùa. Và, kẻ chủ xướng là “nhà nước” - là chính phủ bảo hộ. Hai từ “nhà nước" đứng ở ngay đầu bài thơ như một lời mỉa mai về sự thoái vị của triều đình phong kiến trong việc tổ chức thi cử. Đồng thời cũng là lời thông báo về tính chất trào phúng của bài thơ. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp, nhốn nháo của kỳ thi “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.
a) Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có gì giống nhau?
b) Nhận xét đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và nêu các lưu ý về cách đọc hiểu những truyện này.
Trả lời:
a) Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:
- Quang Trung đại phá quân Thanh: Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc. Quang Trung đã rút ra kết luận rồi bắt đầu lên kế hoạch cho từng bước chiến đấu của quân ta. Ông đã kiên quyết mà khẳng định chắc chắn với toàn thể quân và đan rằng sẽ lấy lại thành Thăng Long trong vòng mười ngày. Đúng như lời đã nói, Quang Trung đã tạo nên một chiến thắng thật hào hùng, vang dội trong sự nghiệp giải phóng nước nhà. Sau chiến thắng của ông, vua Lê Chiêu Thống đã cùng triều thần bỏ chạy sang phương Bắc.
- Đánh nhau với cối xay gió: Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki - hô - tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.
- Bên bờ Thiên Mạc: Đoạn trích Bên bờ thiên mạc kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.
Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử giống nhau ở việc nội dung đều liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Truyện cũng được nhà văn văn viết hư cấu, tưởng tượng, bổ sung, sáng tạo nhằm tăng tính sinh động cho câu chuyện.
b) * Đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử:
- Bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.
- Nhân vật chính của truyện lịch sử thường là người thật, việc thật, những anh hùng dân tộc; ngoài ra, tác giả còn có thể hư cấu thêm nhiều nhân vật khác.
- Ngôn ngữ của truyện lịch sử phải phù hợp với bối cảnh của giai đoạn lịch sử mà truyện tái hiện. Thông qua các yếu tố từ ngữ, cách nói, lời nhân vật, cách miêu tả, trần thuật,... tác giả tái hiện lại không khí, sự kiện và con người lịch sử một cách sinh động.
- Có hai dạng cốt truyện là cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
* Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:
- Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?
- Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.
- Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).
- Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.
Trả lời:
Bài |
Văn bản đọc hiểu |
Văn bản nghị luận đọc hiểu ở bài 9 |
7 |
Cảnh khuya (Hồ Chí Minh) |
Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn) |
6 |
- Lão Hạc (Nam Cao) - Trong mắt trẻ (trích Hoàng tử bé - Ê-xu-pe-ri) |
- Chiều sâu của truyện “Lão Lão Hạc” (Văn Giá) - “Hoàng từ bé” - một cuốn sách diệu kì |
2 |
Nắng mới (Lưu Trọng Lư) |
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng) |
Trả lời:
Nội dung so sánh |
Tập một |
Tập hai |
Văn bản văn học |
- Truyện ngắn - Thơ sáu chữ, bảy chữ - Hài kịch - Truyện cười |
- Truyền - Thơ Đường luật - Truyện lịch sử, tiểu thuyết |
Văn bản nghị luận |
Nghị luận xã hội |
Nghị luận văn học |
Văn bản thông tin |
Giới thiệu một hiện tượng tự nhiên |
Giới thiệu một cuốn sách, một bộ phim |
Các văn bản trong quyển sách Ngữ Văn 8 tập một giúp cho chúng ta hiểu và cảm nhận được tình cảm gia đình, quê hương ấm áp qua những câu chuyện đời thường gần gũi thân quen. Ở bài một là vườn cau của mẹ kể lại những kỉ niệm của nhân vật tôi về người bà. Bài hai là các bài thơ như Đường về quê mẹ với kí ức của người còn về người mẹ và những lần cùng mẹ về quê nhận họ. Bên cạnh đó cuốn sách còn cung cấp cho chúng ta kho tàng kiến thức về các hiện tượng tự nhiên, các vấn đề xã hội thông qua các bài thuyết minh và nghị luận. Ví dụ như văn bản Sao băng cung cấp cho học sinh những thông tin về hiện tượng Sao băng, văn bản Hịch tướng sĩ nghị luận về vấn đề đề xã hội thời trung đại. Nhìn chung, tất cả các văn bản trong sách Ngữ văn 8, tập một đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay.
Trong khi đó thì các văn bản trong sách sách Ngữ văn 8 tập hai giúp chúng ta học tập, tìm hiểu các tác phẩm văn học nổi tiếng như Lão Hạc, Hoàng tử bé...; các tác phẩm thơ Đường luật như Mời trầu, Vịnh khoa thi Hương,...; Các tác phẩm truyện lịch sử và tiểu thuyết; cách đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học, văn bản thông tin về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim.
Nhìn chung phần đọc hiểu trong hai quyển đều rèn luyện cho chúng ta khả đọc hiểu, phân tích và cảm nhận về một tác phẩm văn học.
Trả lời:
Bài |
Nội dung viết |
Nội dung đọc hiểu |
6 |
Phân tích một tác phẩm truyện |
Truyện: - Lão Hạc - Trong mắt trẻ - Người thầy đầu tiên |
7 |
Phân tích một tác phẩm thơ |
Thơ Đường luật - Mời trầu - Vịnh khoa thi Hương - Xa ngắm thác núi Lư - Cảnh khuya |
8 |
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí |
Truyện lịch sử và tiểu thuyết - Quang Trung đại phá quân Thanh. - Đánh nhau với cối xay gió - Bên bờ Thiên Mạc |
9 |
Viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm kịch |
Nghị luận văn học - Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya - Chiều sâu của truyện Lão Hạc. - Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh. |
10 |
Viết bài giới thiệu về một cuốn sách |
Văn bản thông tin - Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi. - Bộ phim Người cha và con gái. - Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ. |
Trả lời:
Bài |
Kỹ năng viết |
Tác dụng |
6 |
Phân tích tác dụng của hình thức thơ |
Việc rèn luyện các kỹ năng này giúp chúng ta học được cách phân tích, cảm nhận và đưa ra nhận định về các tác phẩm thơ. |
7 |
Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng |
Giúp chúng ta biết cách viết văn một cách logic, có sức thuyết phục hơn. |
8 |
Câu chuyển đoạn trong bài nghị luận |
Giúp chúng ta rèn kĩ năng viết văn có sự liên kết giữa các câu, các đoạn sao cho bài văn có sự mạch lạc |
9 |
Nêu lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn họ. |
Giúp chúng ta biết cách xác định các luận đề, luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ trong một bài văn nghị luận. Từ đó giúp bài văn của mình tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe. |
10 |
Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết |
Việc rèn luyện các kí năng này giúp chúng ta biết cách nắm bắt nội dung trọng tâm của một tác phẩm. |
Trả lời:
Tiêu chí |
Phân tích một tác phẩm thơ |
Thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ |
Mục đích |
Làm rõ những điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. |
Trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa... |
Nội dung |
Phân tích, cảm nhận và chỉ ra được những giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết. |
Thuyết minh, giới thiệu về những vấn đề xoay quanh tác phẩm thơ như: tác giả, hoàn cảnh ra đời,... giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. |
Hình thức |
Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. |
Bài thường được trình bày theo trình tự: từ khái quát thông tin về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của bài thơ; từ thông tin khác quan đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu. |
Lời văn |
Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết. |
Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác. |
Trả lời:
- Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai thuộc những kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.
- Sự giống và khác giữa các kiểu văn bản ở tập 1 và tập 2
Bài |
Kiểu văn bản |
Bài |
Kiểu văn bản |
1 |
Truyện ngắn |
6 |
Truyện |
2 |
Thơ sáu chữ, bảy chữ |
7 |
Thơ Đường luật |
3 |
Văn bản thông tin |
8 |
Truyện lịch sử và tiểu thuyết |
4 |
Hài kịch và truyện cười |
9 |
Nghị luận văn học |
5 |
Nghị luận xã hội |
10 |
Văn bản thông tin |
+ Giống: Cả hai tập đều có các kiểu văn bản truyện, thơ, văn bản thông tin, văn bản nghị luận
+ Khác: Tập 2 nghị luận văn học trong khi tập 1 là nghị luận xã hội; Tập 2 là thơ Đường luật trong khi tập 1 là thơ sáu chữ, thơ bảy chữ; Tập 2 là truyện lịch sử và tiểu thuyết trong khi tập 1 là hài kịch và truyện cười.
Trả lời:
Ví dụ:
- Trong bài 2
+ Nội dung phần đọc hiểu là các bài thơ.
+ Nội dung phần nói và nghe là: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ.
- Trong bài 9
+ Nội dung phần đọc hiểu là các bài nghị luận văn học.
+ Nội dung phần nói và nghe là: Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học.
Trả lời:
Những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai:
* Khi thực hiện
● Người nói
- Nội dung trình bày:
+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.
+ Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.
- Hình thức trình bày:
+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.
+ Các nội dung minh hoạ có chất lượng.
+ Sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp.
+ Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày.
- Tác phong, thái độ trình bày:
+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.
+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng hoặc không có những từ ngữ chêm xen quá nhiều.
+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng. + Nội dung giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thoả đáng.
+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.
● Người nghe
- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại.
- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói.
- Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.
* Khi nhận xét
● Người nói
- Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy, cô về bài trình bày.
- Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày,...
- Tự đánh giá:
+ Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?
+ Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?
● Người nghe
- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa.
- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.
- Đánh giá:
+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
+ Điều em rút ra được từ bài trình bày của bạn là gì?
Trả lời:
* Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8 là: Từ ngữ, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ. Trong đó có các nội dung chính cụ thể của tiếng Việt tập 2 là:
- Bài 6: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.
- Bài 8: Câu khẳng định và câu phủ định.
- Bài 9: Thành phần biệt lập trong câu.
- Bài 10: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể.
* Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu (đa phần lấy ngữ liệu của phần đọc hiểu để phân tích) và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe.
Trả lời:
Ví dụ:
- Từ ngữ toàn dân: ông, bà, bố, mẹ,...
- Từ ngữ địa phương: Nội, ba, má, tía, u,...
- Biệt ngữ xã hội: ông bô, bà bô, ông bà già nhà tôi,...
Trả lời:
- Nội dung:
+ Kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng các kiến thức tiếng Việt và văn học đã học trong sách Ngữ văn 8, tập hai vào việc đọc hiểu và viết văn bản. Các kiến thức và kĩ năng đã học được yêu cầu vận dụng vào tình huống mới, với ngữ liệu mới tương tự các ngữ liệu đã học cả về nội dung, hình thức và độ khó; khuyến khích những suy nghĩ mới mẻ, độc đáo, sáng tạo trong cả nội dung và cách thể hiện, trình bày.
- Hình thức: Bài đánh giá được thực hiện trong 2 tiết (90 phút) với hai yêu cầu
+ Đọc hiểu một văn bản mới có thể loại hoặc kiểu văn bản như các văn bản đã học trong sách Ngữ văn 8, tập hai. Câu hỏi đọc hiểu kết hợp cả trắc nghiệm khách quan và viết câu trả lời ngắn. Các câu hỏi tập trung kiểm tra sự vận dụng kiến thức văn học và tiếng Việt đã học trong học kì II.
+ Viết một đoạn hoặc bài văn ngắn với hình thức như các kiểu văn bản đã học, gồm nghị luận văn học (phân tích một tác phẩm truyện, thơ, một văn bản hài kịch), nghị luận về một vấn đề của đời sống và thuyết minh giới thiệu một cuốn sách.
Câu 17 trang 57 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:
Đề 1. Phân tích một tác phẩm truyện lịch sử mà em thấy sâu sắc nhất trong sách Ngữ văn 8, tập hai.
Đề 2. (SGK) Phân tích bài thơ sau:
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(Hồ Xuân Hương, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập III, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963)
Trả lời:
Bài viết tham khảo
Đề 1
“Hoàng lê nhất thống chí” được coi là bộ tiểu thuyết lịch sử vĩ đại nhất của gia tộc họ Ngô. Bằng văn bản chữ Hán, tác phẩm này khắc họa một tác phẩm có sức lôi cuốn mênh mông và đã thu hút sự kính ngưỡng của độc giả, thu hoạch nhiều thành công cả về nội dung và kỹ thuật biểu đạt. Trong đó, “Quang Trung Đại Phá Quân Thanh” là một đoạn trích nổi bật, tái hiện sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc ta: dưới chỉ huy của anh hùng Quang Trung, cuộc tiến quân vào Thăng Long diễn ra một cách bất ngờ, khiến kẻ địch không còn khả năng chống cự và phải nhận một thất bại thảm hại.
Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải nằm trong vùng đất Tây Sơn, là nguồn cảm hứng và tự hào của toàn dân Việt Nam. Với tài năng và phẩm chất đặc biệt của mình, người anh hùng áo vải này đã lãnh đạo quân ta và đánh bại không dưới hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, mang về một chiến thắng oanh liệt, khiến kẻ thù và những kẻ phản bội quốc gia phải chịu trận vinh nhục.”
Nhắc tới vua Quang Trung, ta không thể không kể về một con người mạnh mẽ và quyết đoán trong mọi hành động. Khi tin giặc tiến đến Thăng Long, ông phẫn nộ với sự cả gan của địch. Ngay lập tức, ông triệu tập các tướng sĩ, xem xét kế sách chiến đấu. Nhờ lời khuyên khôn ngoan của các tướng sĩ, ông lấy lại bình tĩnh. Chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã làm nên nhiều việc trọng đại: “Tế cáo trời đất”, ký danh “hoàng đế”, gặp “người cống sự ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính, chiêu mộ nhân tài, tổ chức duyệt binh, phối hợp tướng sĩ, xây dựng kế hoạch hành quân, đánh giặc và lập chiến lược đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. Quang Trung – người không ngừng hành động và làm việc, tính kiên quyết, nhạy bén về thời cơ, quyết định nhanh gọn và dứt khoát, xứng danh là vị lãnh đạo tài ba của hàng vạn quân.
Khi nhắc đến vua Quang Trung – Nguyễn Huệ, ta không thể không nói đến một người mang trong mình sự thông minh, cái nhìn sáng suốt và trí tuệ tinh tế. Ông được biết đến với tài năng chiến lược cao và khả năng phán đoán xuất sắc, luôn nhạy bén đối với tình hình thời cuộc. Trước khi ra quyết định quan trọng, ông luôn cân nhắc một cách kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp với tình hình và mục tiêu cuối cùng. Ông phân tích một cách tỉ mỉ và chi tiết về tình hình quân địch, từ đó đưa ra những nhận định sắc bén và lên kế hoạch tinh tế cho quân đội của mình. Trong các bài diễn thuyết của mình, ông đã phê phán những tội ác mà kẻ thù gây ra với nhân dân, vạch trần sự tàn bạo của họ, từ việc xâm lăng đến việc phá hoại tài sản và đàn áp nhân dân vô tội. Những lời của ông đã truyền đạt tinh thần chiến đấu, khích lệ lòng dũng cảm của quân dân ta.
Với Quang Trung, tư tưởng quyết chiến, quyết thắng và cái nhìn xa trông rộng là điều vô cùng quan trọng. Ông đã tuyên bố một cách mạnh mẽ rằng chỉ trong vòng mười ngày, ông sẽ giành lại kinh thành Thăng Long. Và ông đã thực hiện lời hứa đó, tạo nên một chiến thắng oanh liệt và vĩ đại trong cuộc kháng tháng chống lại sự xâm lược của quân địch.
Từ những đoạn trích trên ta thấy hiện về trong lịch sử một nhân vật xuất chúng: Lẫm liệt oai phong, văn võ song toàn đã ghi vào trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, làm sáng ngời truyền thống dân tộc, ngàn đời sau vẫn nhắc tên người anh hùng áo vải Quang Trung.
Đề 2
Chúng ta đang sống trong trong một xã hội bình đẳng, dân chủ - nơi mà con người được hưởng tất cả những quyền tự do, hạnh phúc. Nơi không có chiến tranh, không có áp bức, không có bất công hay phân biệt đối xử. Đó chính là một cuộc sống mà con người ta hằng mong ước. Nhưng đó lại là điều xa xỉ ở trong xã hội cũ. Con người khao khát bình đẳng, khao khát quyền làm chủ, đặc biệt là người phụ nữ. Điều đó lại càng thể hiện rõ hơn trong bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương sử dụng mô-típ quen thuộc “thân em” để có thể ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp đầy đặn, mặn mà. Chỉ bằng hình ảnh chiếc bánh trôi nước, nhưng gợi lên cho người đọc sự thuần khiết, tinh khôi của người phụ nữ - những người đáng ra phải nhận được sự quan tâm, chở che và bảo vệ.
Nhưng cuộc đời họ lại chịu nhiều cay đắng. Ở câu thơ thứ hai, tác giả đã sử dụng câu thành ngữ “bảy nổi ba chìm” một cách khéo léo, đầy tinh tế để gợi tả về số phận “bất hạnh” của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ bị chà đạp, bị những định kiến của xã hội làm cho cuộc đời bấp bênh, trôi nổi, không biết đến ngày mai. Cái thân phận yếu ớt, mảnh mai ấy làm sao có thể chịu được những sóng gió, vùi dập, cứ lênh đênh không có một bến bờ để neo đậu. Không cần dùng những câu nói hay những động từ có tác động mạnh đến người đọc, nhưng những hình ảnh ẩn dụ của Hồ Xuân Hương lại có ấn tượng mạnh mẽ đến vậy. Người phụ nữ trong xã hội ấy, họ không được định đoạt số phận, không được "quyền" quyết định hạnh phúc của mình mà cứ thế phó mặc cho cuộc đời đưa đẩy. Đọc đến câu thơ này, nhiều người đọc sẽ phải thốt lên: "Làm sao có thể để cho người phụ nữ chân yếu tay mềm, yếu ớt nhưng vậy phải gánh chịu những bão bùng của cuộc đời, vậy phải chăng trên thế gian này không còn ai giống "Từ Hải" để có thể cứu giúp những thân phận người phụ nữ đầy bất hạnh như Thúy Kiều nữa?"
Cái thân phận yếu mềm, tủi nhục và không biết đến ngày mai ấy cứ phó mặc cho cuộc đời, phó mặc cho "kẻ nặn" cái quyền được "điều khiển" cuộc đời mình. Dù họ có vùng vẫy như thế nào đi chăng nữa thì cuộc đời họ cũng không thể thoát khỏi được. Vậy vì sao lại vậy? Vì sao họ lại tiếp tục căm chịu như vậy? Phải chăng do họ sợ? Không, bởi vì họ nhận thức sâu sắc rằng, dù họ có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể nào có thể chống lại những định kiến của xã hội, đã được bồi đắp hàng nghìn năm. Cái chế độ khiến con người ta đi vào bế tắc và không muốn phản kháng lại nữa. Vậy biết đến bao giờ họ mới có thể có một cuộc sống tự lập riêng cho chính mình, để họ có thể được sống theo ý mình, để họ có thể được làm chính họ?
Giọng thơ dù thể hiện nỗi đau, sự tủi nhục, cam chịu của người phụ nữ nhưng vẫn giữ thái độ kiên trì, bền vững "tấm lòng son" - một biểu hiện tượng trưng cho phẩm chất thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng với con. Dù cho họ bị vùi dập đến đâu, dù có đau khổ đến nhường nào họ vẫn sẽ là một người vợ, người mẹ, người con hiếu thảo, chịu thương chịu khó, hết mực với chồng với con. Đó chính là phẩm chất ngàn đời của người phụ nữ Việt không thể thay thế được. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ cảm xúc mạnh mẽ của tác giả: sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ đang là "tù nhân" của xã hội phong kiến và sự phẫn nộ đối với những "kẻ nặn" - những kẻ trực tiếp gây ra những nỗi đau cho chính những người phụ nữ đáng ra họ phải được hưởng nhiều hơn là cam chịu như vậy.
Bài thơ dù rất ngắn nhưng lại khắc họa được hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam thông qua hình ảnh bánh trôi nước. Tác giả mong muốn thông qua bài thơ, góp một tiếng lòng, sự đồng cảm sâu sắc đối với những người phụ nữ và thức tỉnh những “kẻ nặn” - hãy biết trân trọng và thương yêu những người phụ nữ ở bên cạnh mình.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều