(Câu hỏi 5, SGK) Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết
(Câu hỏi 5, SGK) Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết
Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?
Trả lời:
Qua câu kết cũng như cả bài thơ có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước:
- Giọng điệu trong hai câu kết: Sau hàng loạt những hình ảnh đầy tính chất chậm biếm được thể hiện trong hai câu thực và hai câu luận thì cái cười trào phúng bỗng lặng đi trong hai câu kết. Hai câu kết thực ra là tiếng kêu đầy đau xót, nếu có tiếng cười thì là tiếng cười nuốt nước mắt vào trong của Tú Xương trước thảm cảnh nhục nhã của khoa cử – vốn là chỗ dựa, niềm kiêu hãnh của đất nước một thời. Tiếng kêu ở đây là tiếng kêu đầy thất vọng, bởi kêu đấy mà không hi vọng có “nhân tài” nào có thể cứu vớt được hoàn cảnh hiện thời. Tiếng kêu ấy trong hoàn cảnh các cuộc khởi nghĩa ở cả ba miền đã bị kẻ thù đàn áp dã man, công cuộc khai thác và xây dựng thuộc địa của chúng đang từng bước bóp nghẹt nền văn hoá dân tộc, còn triều đình thì nhu nhược tiếp tay cho giặc,...
- Qua cả bài thơ, có thể thấy đằng sau tiếng cười trào phúng của Trần Tế Xương là một tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước, sự căm ghét kẻ thù đã giày xéo lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc, căm ghét những kẻ đã tạo nên thực cảnh trở trêu, dở khóc, dở cười, cũng như nỗi đau của một người dân mất nước. Vịnh khoa thì Hương rõ ràng là một bài thơ gọi hồn nước, gọi hồn dân tộc, là tiếng kêu than cảnh tỉnh mọi người về thực tại u buồn của một dân tộc đang trong vòng nô lệ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Vịnh khoa thi Hương hay khác:
- Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy chỉ ra một vài biểu hiện cho thấy Vịnh khoa thi Hương là một bài thơ Đường luật trào phúng.
- Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.
- Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?
- Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em ấn tượng nhất với nhân vật nào trong bài thơ? Vì sao?
- Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) diễn tả lại quang cảnh trường thi trong bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương, qua đó làm rõ thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước, thương đời của nhà thơ.
- Câu 7 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều