Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc
Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc
Câu 4 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ đề văn trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 73): Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. ”, hãy phát triển nội dung các ý giải thích câu nói đã nêu trong phần thân bài, cụ thể:
- Câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.” có nghĩa là gì?
- Tại sao “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”?
Trả lời:
- Ý nghĩa câu nói: “Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.”:
+ Đây là cách nói hình ảnh: “Làm ma” tức là chết, “làm vương” tức là làm vua. Câu nói có nghĩa đen: Ta thà chết chứ không thèm làm vua cho xứ người – đất Bắc (chỉ Trung Quốc).
- Câu nói ấy cũng có thể suy rộng ra theo nghĩa bóng: Con người sống cần giữ khí tiết, “chết trong còn hơn sống đục”, “giấy rách phải giữ lấy lề”,... chỉ cách sống trong sạch, đúng với nhiều tình huống và hoàn cảnh khác nhau.
- Lí do danh tướng Trần Bình Trọng nói rằng “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”:
+ Đối với ông, trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn hòa bình cho đất nước; đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi nước Nam mới là điều quan trọng hàng đầu. Ông sẵn sàng hi sinh để bảo vệ quê hương và sẽ không bao giờ đầu hàng trước tiền tài, danh vọng, quyền lực xứ Bắc.
+ Câu nói đã thể hiện tinh thần anh dũng, khí phách hiên ngang và lòng yêu nước sâu sắc Trần Bình Trọng dành cho đất nước.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài tập viết trang 28 hay khác:
- Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Thế nào là bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? Để viết được bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, em cần chú ý những gì?
- Câu 2 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ cách hiểu về kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, em hãy nêu 2 – 3 đề văn tương tự dạng đề đã cung cấp trong SGK, trang 72.
- Câu 3 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí giống và khác kiểu bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (Bài 4) như thế nào?
- Câu 5 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra mối quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết; giải thích vì sao cần có câu chuyển đoạn trong bài nghị luận.
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 8 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 8 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 8 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 8 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 8 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 8 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 8 - Cánh diều