SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 6 trang 41
Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 6 trang 41
Bài tập 6. trang 41 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc truyện cười sau và trả lời các câu hỏi:
LƯỜI ĐÂU MÀ LƯỜI THẾ
Một thằng lười, lười quá, không muốn làm gì cả cứ suốt ngày nằm ngửa dưới gốc cây sung: há mồm chờ sung rụng vào. Nhưng đợi mãi, chẳng quả nào rơi trúng vào mồm cho. Chợt có người đi qua, nó liền gọi lại, nhờ nhặt sung bỏ vào mồm hộ. Không may, gặp một thằng cũng lười, nó lấy hai ngón chân quặp lấy quả sung bỏ vào mồm cho thằng kia.
Thằng kia gắt lên:
- Khốn nạn, lười đâu mà lười thế!
(Kho tàng truyện tiểu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ – Phan Trọng Thưởng biên soạn, sưu tầm, chọn tuyển, Sđd, tr. 190)
Trả lời:
Hai nhân vật trong truyện đều có chung nét tính cách lười biếng. Ở anh chàng nằm chờ sung, sự lười biếng thể hiện qua chi tiết nằm ngửa dưới gốc cây, há lấy hai ngón chân quặp quả sung bỏ vào mồm cho người kia. mồm chờ sung rụng vào. Ở người đi đường, sự lười biếng thể hiện qua chi tiết
Trả lời:
Tình huống truyện là một anh chàng lười muốn ăn sung nhưng không muốn nhặt sung cho vào miệng, chờ sung rụng không được lại nhờ người khác nhặt hộ; một anh chàng lười khác thì lấy chân quặp sung bỏ vào mồm người kia vì không muốn cúi xuống nhặt bằng tay. Đây là tình huống đã được cường điệu. Trên thực tế, chắc không có chuyện như vậy.
Trả lời:
Yếu tố bất ngờ của truyện thể hiện ở chi tiết anh chàng nằm chờ sung mắng anh nhặt hộ sung lười. Anh chàng nằm chờ sung đã lười quá mức, lưới cực điểm lại còn mắng người giúp mình là lười. Nếu những chi tiết cường điệu khi tạo tình huống đã tạo tiếng cười thì chi tiết cuối truyện khiến tiếng cười tăng lên cấp độ cao hơn do sự phê phán tính cách lười biếng lại bật ra từ chính một anh chàng đại lười.
Trả lời:
Câu “Khốn nạn, lười đâu mà lười thế!” là một câu cảm thán. Có thể chuyển câu này thành câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định: “Sao lười thế”.
Trả lời:
Thành ngữ há miệng chờ sung xuất phát từ câu chuyện dân gian về anh chàng nằm dưới gốc sung chờ sung rụng vào mồm. Nghĩa hàm ẩn của thành ngữ trên là phê phán những người lười biếng, không muốn làm mà muốn có ăn, quen ăn sẵn, không chịu lao động. Thành ngữ này cũng có nghĩa là chờ đợi những lợi lộc mà không do mình tạo dựng thì không phải lúc nào cũng có kết quả, có khi chẳng được gì.
Lời giải SBT Văn 8 Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Săn SALE shopee tháng này:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT Văn 8 Tập 1 & Tập 2 hay, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT