SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 9 trang 25
Giải SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 9 trang 25
Bài tập 9. trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Cái mạnh của người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật rất cao và thái độ rất nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công nghiệp hoá chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức. Người Việt Nam ta cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mĩ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm.
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang, in trong Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr. 32 – 33)
Câu 1 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn văn trên thể hiện quan điểm gì của tác giả?
Trả lời:
Trong đoạn văn, tác giả thể hiện quan điểm rõ ràng: nêu bật những mặt mạnh và chỉ ra những điểm hạn chế của người Việt Nam.
Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo tác giả, đâu là những điểm mạnh của người Việt Nam?
Trả lời:
Theo tác giả, người Việt Nam có hai điểm mạnh cần khẳng định: cần cù, sáng tạo.
Trả lời:
Tác giả đã không ngần ngại chỉ ra một số hạn chế của người Việt Nam: thiếu đức tính tỉ mỉ; thiếu cái nhìn xa rộng và tinh thần chủ động; không tôn trọng quy trình nghiêm ngặt của công nghệ và thiếu sự khẩn trương. Những hạn chế đó khiến cho người Việt Nam khó đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt, khắt khe của nền sản xuất công nghiệp và “hậu công nghiệp”.
Trả lời:
Trong quá trình phát triển của đất nước Việt Nam ở thời kì mới – thời kì công. nghiệp và “hậu công nghiệp” – quan điểm của tác giả có tác dụng cảnh tỉnh cần thiết. Theo quan điểm đó, người Việt Nam cần phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt hạn chế mới có thể đưa đất nước phát triển theo chiều hướng tiến bộ, để không tụt hậu so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Trả lời:
Đoạn văn được tổ chức theo hình thức phối hợp. Dấu hiệu nhận biết: mở đầu và kết thúc bằng những câu chủ đề, có ý nghĩa khái quát. Các câu còn lại trong đoạn nêu những khía cạnh cụ thể.
Lời giải SBT Văn 8 Bài 3: Lời sông núi hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Săn SALE shopee tháng này:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải SBT Văn 8 Tập 1 & Tập 2 hay, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT