SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Bài 3 Nói và nghe trang 41

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 3 Nói và nghe trang 41 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.

Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Bài 3 Nói và nghe trang 41

Quảng cáo

Câu 1 trang 41 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Quy trình thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử gồm những bước nào? Ở bước Trao đổi, đánh giá cần sử dụng công cụ gì để tự đánh giá và đánh giá bài nói của bạn?

Trả lời:

Quy trình thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử gồm bốn bước: Chuẩn bị bài nói; Tìm ý, lập dàn ý; Luyện tập, trình bày, Trao đổi, đánh giá.

Ở bước Trao đổi, đánh giá cần sử dụng công cụ bảng kiểm kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử để tự đánh giá và đánh giá bài nói của bạn (Bài 3, Ngữ văn 9, tập một). Ngoài ra, em có thể phát triển bảng kiểm thành thang đánh giá hoặc rubric để tự đánh giá và đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu về kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử của bạn.

Câu 2 trang 41 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Ở phần Nội dung chính của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, cần trình bày những nội dung gì?

Quảng cáo

Trả lời:

Ở phần Nội dung chính của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, cần trình bày có hệ thống các thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử như: vị trí toạ lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan; giá trị lịch sử, văn hoá; cách thức tham quan;...

Câu 3 trang 41 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Có thể sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào để bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử thêm phần hấp dẫn, thú vị?

Trả lời:

Có thể sử dụng những loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như hình ảnh, đoạn phim, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu,... để bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử thêm hấp dẫn, thú vị.

Quảng cáo

Câu 4 trang 41 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Thực hiện đề bài sau:

Em được phân công thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử nơi em sống để trình bày trong buổi sinh hoạt ngoại khoá của học sinh khối 9 với chủ đề Vẻ đẹp quê hương. Hãy chuẩn bị bài nói để trình bày trong buổi sinh hoạt.

Trả lời:

Tham khảo

Giả sử em chọn thuyết minh về Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng, em cần tiến hành lần lượt các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bài nói

Em tiến hành tìm hiểu các thông tin cho bài nói của mình.

- Đối tượng người nghe: các bạn học sinh khối 9, thầy cô, khách mời,

- Địa điểm trình bày: Sân trườn

- Thời lượng trình bày: khoảng 10 – 15 phút

Quảng cáo

- Thông tin về Di tích lịch sử Bến Nhà Rồng: tìm hiểu bằng cách tham quan và ghi chép thông tin vào phiếu thu thập thông tin danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (tham khảo phần Viết, Bài 3, Ngữ văn 9, tập một). Ngoài ra, có thể tìm tư liệu về Bến Nhà Rồng trong sách baosm trên Internet, sách chuyên khảo, tạp chí,…

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Đọc, phân loại, sắp xếp các thông tin; đánh dấu các thông tin quan trọng; ghi chú nguồn trích dẫn và thư mục tham khảo mà em sử dụng cho bài nói.

- Từ thông tin thu thập, lập dàn ý cho bài nói (tham khảo dàn ý sau):

+ Mở đầu: Nêu tên và giới thiệu khái quát về Bến Nhà Rồng (Di tích lịch sử nổi tiếng gắn liền với hành trình tìm đường cứu nước vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trở thành một biểu tượng của thành phố mang tên Bác)

+ Nội dung chính:

* Vị trí tọa lạc: Nằm ở số 1 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4. Hiện nay, Bến Nhà Rồng có bốn khu vực chính là Bảo tàng Hồ Chí Minh, tượng đài Bác Hồ, khuôn viên bến cảng và đài phun nước. Các tín đồ du lịch vẫn thường hay gọi tòa nhà bảo tàng là Nhà Rồng và bến cảng ở ngay bên cạnh là Bến Nhà Rồng. Khu vực bảo tàng ở Bến Nhà Rồng hiện tại có tổng diện tích lên đến 1500 m2 với 1 tầng trệt, 2 tầng lầu và 9 phòng trưng bày đẹp mắt.

* Lịch sử hình thành: Bến Nhà Rồng nằm bên sông Sài Gòn, trước kia là trụ sở của hãng vận tải Messageries Maritimes (từ năm 1864-1955) được xây dựng từ giữa năm 1862, là một trong những công trình đầu tiên thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được vùng đất này. Công trình có lối kiến trúc công sở phương Tây với hành lang bao quanh và những vòm cuốn, nhưng lại có mái mang nét kiến trúc phương Đông. Đặc biệt, trên đỉnh mái có trang trí đôi rồng kiểu lưỡng long chầu nguyệt - một lối trang trí phổ biến trên các kiến trúc truyền thống Việt Nam. Và kiến trúc ấy được gọi là Nhà Rồng hay Bến Nhà Rồng. Sau khi thực dân Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Bến Nhà Rồng được chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, sử dụng phục vụ cảng đường thủy của chính quyền Sài Gòn. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Bến Nhà Rồng được tu sửa, trang trí lại.

* Đặc điểm kiến trúc, cảnh quan:

Kiến trúc của Bến Nhà Rồng mang đậm hơi hướng Á Đông với phần đỉnh được tạo tác theo hướng “Lưỡng long chầu nguyệt”. Tính đến nay, công trình vẫn còn lưu giữ được nét đẹp vẹn nguyên như ngày đầu dù đã trải qua nhiều lần thay đổi chỉnh sửa.

Bảo tàng Hồ Chí Minh trong khuôn viên của Bến Nhà Rồng hiện có đến 9 phòng trưng bày, trong đó 6 phòng lưu trữ các hiện và tư liệu liên quan đến Bác.Hiện tại, các gian trưng bày của Bảo tàng Hồ Chí Minh được chia thành 5 chủ đề xoay quanh các giai đoạn trong cuộc đời của Bác.

* Giá trị lịch sử, văn hóa: Bến Nhà Rồng chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc. Nơi này từng là trung tâm giao thương quan trọng của khu vực, nhiều thương thuyền quốc tế ghé thăm, trao đổi buôn bán. Từ Bến Nhà Rồng cũng mở ra con đường cách mạng cho nhân dân Việt Nam khi đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.

+ Kết thúc: Đánh giá khái quát về di tích lịch sử, bày tỏ suy nghĩ tình cảm về di tích, đưa ra một lời mời gọi tham quan (nếu cần)

- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ để tăng sự hấp dẫn cho bài nói (hình ảnh Bến Nhà Rồng qua các thời kì, sơ đồ tham quan, đoạn phim về Bến Nhà Rồng…)

Bước 3: Luyện tập, trình bày

- Luyện tập ở nhà bằng cách trình bày trước gương hoặc quay video để xem lại và chỉnh sửa.

- Trình bày các thông tin rõ ràng, chính xác.

- Kết hợp số liệu, phương tiện, phi ngôn ngữ.

- Những kiến, các câu hỏi của người nghe và câu trả lời.

- Có thể trình bày trước cho ba mẹ, bạn bè, thầy cô xem để nhận những đóng góp phản hồi, hoàn thiện bài trình bày.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá

Sau khi trình bày học sinh sử dụng bảng kiểm đánh giá kỹ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (Ngữ văn 9, tập một) để tự đánh giá và góp ý cho bài nói của các bạn khác trong buổi sinh hoạt ngoại khóa.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 3: Những di tích lịch sử và danh thắng hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài giải sbt Văn 9 Chân trời sáng tạo của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên