SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 Tiếng Việt trang 70, 71

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 9 Tiếng Việt trang 70, 71 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.

Giải SBT Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Bài 9 Tiếng Việt trang 70, 71

Quảng cáo

Câu 1 trang 70 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Nhận xét về sự khác biệt giữa cấu trúc câu a và b dưới đây. Nêu tác dụng của cấu trúc câu trong từng trường hợp.

a. Vậy những lẽ dở hay, cả sở thích riêng, ý nguyện riêng nhà ngươi cũng không có ư?

(Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ, Nàng Si-ta)

b. Vậy nhà ngươi không có những lẽ dở hay, không có cả sở thích riêng, ý nguyện riêng ư?

Trả lời:

Trong ngữ liệu đã cho, bổ ngữ ở câu b được đảo vị trí lên đầu câu ở câu a với mục đích nhấn mạnh thông tin.

a. Vậy những lẽ dở hay, cả sở thích riêng, ý nguyện riêng nhà người cũng không có ư? 

(Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ, Nàng Si-ta)

b. Vậy nhà ngươi không có những lẽ dở hay, không có cả sở thích riêng, ý nguyện riêng ư?

Câu 2 trang 70 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc lời thoại dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Quảng cáo

Pơ-liêm – Trời ơi! Đến hôm nay ta mới được nghe một lời nói, lời nói của chàng trai trẻ. Hỡi chàng trai, em hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi.

(Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ, Nàng Si-ta)

a. Phân tích cấu trúc các câu in đậm trong lời thoại trên.

b. Viết lại lời thoại trên bằng cách tách/ gộp câu.

Trả lời:

a. Phân tích cấu trúc các câu in đậm trong lời thoại đã cho.

Trời ơi! (nòng cốt câu đặc biệt) (câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc). 

Hỡi chàng trai (thành phần gọi đáp), em (CN) / hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi (VN).

b. Em có thể viết lại lời thoại trên bằng cách gộp câu như sau:

Trời ơi, đến hôm nay ta mới được nghe một lời nói, lời nói của chàng trai trẻ. Hỡi chàng trai, em hãy nói nữa đi, nói cho ta nghe nhiều nữa đi. 

Trong lời thoại này, “trời ơi” là thành phần cảm thán.

Câu 3 trang 71 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Vẽ sơ đồ thể hiện các cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu.

Quảng cáo

Trả lời:

Vẽ sơ đồ thể hiện các cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu trang 71 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2

Câu 4 trang 71 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc đoạn thoại sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Phéc-đi-năng (đẩy nàng ra xa); - Xéo đi, xéo đi! Lánh xa ta đi hỏi cặp mắt dịu dàng, thảm thiết này! Trời, ta sa ngã mất! Hỡi con rắn độc, hãy hiện nguyên hình xấu xa khủng khiếp của ngươi đi! Hỡi loài trùng đốn mạt, hãy chồm lên người ta đi! Hãy trải ra trước mắt ta và hãy vươn cao lên đến tận trời những khúc rắn quái gở của ngươi đi! Hãy phơi bày ra đây phần xấu xa gớm ghiếc mà vực thẳm địa ngục vẫn hằng ngắm nghía ngươi... Đừng là thiên thần nữa! Muộn quá rồi! Ta phải giẫm nát ngươi như một con rắn độc hoặc phải chìm đắm trong tuyệt vọng... Ôi thương hại thay cho ta!

Luy-dơ: – Trời! Đến nông nỗi này sao?

Quảng cáo

(Si-le, Âm mưu và tình yêu)

a. Phân tích cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn thoại trên.

b. Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu này.

Trả lời:

a. Học sinh phân tích cấu trúc của các câu in đậm trong đoạn thoại đã cho, Lưu ý: Xét về cấu trúc, các câu in đậm được chia thành hai nhóm: 

– Những câu rút gọn chủ ngữ, chỉ còn lại thành phần vị ngữ:

Ví dụ: Xéo đi, xéo đi! (VN).

– Những câu rút gọn chủ ngữ, còn lại vị ngữ và thành phần gọi đáp: 

Ví dụ: Hỡi con rắn độc (thành phần gọi đáp), hãy hiện nguyên hình xấu xa khủng khiếp của ngươi đi! (VN).

b. Trong lời thoại đã cho, việc sử dụng nhiều cấu trúc câu rút gọn (kết hợp với việc bổ sung thành phần gọi đáp ở một số câu) rất thích hợp để thể hiện những lời cầu khiến chứa đựng sự căm hận, nỗi đau khổ tột cùng của nhân vật Phéc-đi-năng.

Câu 5 trang 71 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Cho câu sau: Phéc-đi-năng doạ sẽ tố cáo tội ác của cha chàng.

a. Thêm các thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần phụ chú, thành phần tình thái,...) vào câu trên.

b. Nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa câu trên và (các) câu em vừa viết.

Trả lời:

a. Thêm các thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần phụ chú, thành phần tình thái,...) vào câu trên:

Ví dụ:

Phéc-đi-năng doạ sẽ tố cáo tội ác của cha chàng, tội ác giết quan tể tướng. (Thêm thành phần phụ chú).

Vì quá bất bình, Phéc-đi-năng doạ sẽ tố cáo tội ác của cha chàng. (Thêm thành phần trạng ngữ).

Hình như Phéc-đi-năng doạ sẽ tố cáo tội ác của cha chàng. (Thêm thành phần tình thái).

b. Học sinh nhận xét sự khác biệt về ý nghĩa giữa câu trong đề bài và (các) câu em vừa viết.

Lưu ý: Thêm thành phần phụ là một trong những cách mở rộng cấu trúc câu. Việc thêm thành phần phụ (trạng ngữ, thành phần phụ chú, thành phần tình thái,...) có tác dụng cung cấp thêm thông tin về một khía cạnh nào đó: thời gian, địa điểm, nguyên nhân; thông tin bổ sung về một chi tiết nào đó trong câu; cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu,...

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 9: Những bài học từ trải nghiệm đau thương (Kịch - bi kịch) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài giải sbt Văn 9 Chân trời sáng tạo của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên