SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 31
Giải SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 31
Bài tập 2 trang 31 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
GIỚI THIỆU NHỮNG KHÚC NGÂM
(1) Trong nền văn học quá khứ của dân tộc ta, truyện thơ và ngâm khúc là hai thành tựu rực rỡ, nổi bật hơn cả. Truyện thơ là những tác phẩm tự sự nhưng rất giàu tính chất trữ tình, được viết bằng thể lục bát, còn ngâm khúc là những tác phẩm hoàn toàn trữ tình, có thể gọi là những trường ca trữ tình, thì được viết bằng thể song thất lục bát. Cả hai thể thơ này đều là những thể thơ thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ ca dao dân gian.
(2) Ngâm khúc ra đời sau khi đã có thể song thất lục bát. Cho đến nay chúng ta chưa khẳng định được song thất lục bát xuất hiện vào thời gian nào. Chỉ biết đến đầu thế kỉ XVII Hoàng Sĩ Khải đã dùng thể thơ này để viết bản “Tứ thời khúc vịnh” gồm 340 câu. Với “Tứ thời khúc vịnh” thể song thất lục bát đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên trong số 85 khổ song thất lục bát thì có đến 54 khổ gieo vần ở chữ cuối câu bát khổ trên với chữ thứ ba câu thất khổ dưới. Lối gieo vần này làm cho âm hưởng của câu thơ có phần không được hài hoà. Nhưng lí do làm cho “Tứ thời khúc vịnh” không có một ảnh hưởng sâu đậm trong lịch sử văn học dân tộc thì chủ yếu không phải ở đó, mà ở chỗ tác giả chưa khai thác được đúng sở trường của thể thơ này. Thể song thất lục bát do đặc điểm kết cấu của nó, mỗi khổ gồm có hai câu bảy chữ, một cáu sáu chữ và một câu tám chữ, cứ thế lặp đi lặp lại và kéo dài không giới hạn. Khác với thể thơ lục bát, câu trên sáu chữ, câu dưới tám chữ, cũng lặp đi lặp lại như thế, nhưng nhịp điệu của nó khá đa dạng; thể song thất lục bát có hai câu song thất bao giờ cũng ngắt nhịp theo lối 3/4 (khác với thơ thất ngôn Đường luật ngắt 4/3) nên những khổ thơ song thất lục bát nối tiếp nhau tạo thành một âm hưởng có tính chất chu kì, và vì vậy, những bài thơ song thất lục bát càng kéo dài càng dễ có cảm giác đều đều và buồn. “Tứ thời khúc vịnh” là một tác phẩm vịnh về bốn mùa trong một năm, nhưng qua đó, tác giả nhằm ca ngợi nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. [...] “Tứ thời khúc vịnh”, mặc dù tác giả đặt nhan đề như thế, nhưng chúng tôi không coi nó là tác phẩm mở đầu của thể loại ngâm khúc trong lịch sử, bởi vì “Tứ thời khúc vịnh” là một tác phẩm viết về thiên nhiên nhưng hoàn toàn vắng bóng cảm hứng trữ tình Trong “Tứ thời khúc vịnh” tính chất giáo huấn về đạo đức mới là cái cơ bản, chủ yếu Thể loại ngầm khúc thực sự ra đời không phải với “Tứ thời khúc vịnh” ở thế kỉ li với “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, và nhất là với bản dịch tác phẩm ấy ch Đoàn Thị Điểm ở giữa thế kỉ XVIII,
(3) “Chinh phụ ngâm” là một tác phẩm viết về tâm trạng đau buồn triền miên của một người vợ có chồng ra chiến trường. Nguyên tác của Đặng Trần Côn viết bằng ng Hán theo lối trường đoản cú, là một tác phẩm có tính chất tập cổ. Rất nhiều câu thơ trong tác phẩm này được lấy ra từ kho tàng thơ ca cổ đại Trung Hoa, có nhiên, tác giả có nhào nặn, có thêm thắt, sửa đổi. Nhưng với bản dịch bằng thể thơ song thất lục bát của Đoàn Thị Điểm thi khúc ca trữ tình này lần đầu tiên tìm được cái ám hướng thực sự phù hợp với nó. Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn về sau con có nhiều bản dịch khác nữa cũng bằng thể song thất lục bát. Thậm chí hiếu bản dịch hiện hành là của Phan Huy Ích - nghĩa là bản dịch hay nhất – thì cũng không vì thế mà nó làm lu mờ vị trí lịch sử bản dịch của Đoàn Thị Điểm, Phải nói rằng chính bản dịch “Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm đã mở đầu cho việc sáng tác ngân khúc, sáng tác những trường ca trữ tình bằng thể song thất lục bát của dân tộc Sau bản dịch “Chính phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm, hàng loạt những tác phẩm ngâm khúc khác lần lượt ra đời, đánh dấu một khuynh hướng phát triển mới của văn học dân tộc; “khuynh hướng đi sâu vào nội tâm con người”
(4) [...] Nhà nước phong kiến Việt Nam sau thời kỳ cực thịnh ở thế kỉ XV, đã dẫn xuống dốc. Trải qua các thế kỉ XVI, XVII đến giữa thế kỉ XVIII thì nhà nước này không phải chỉ suy thoái theo cái nghĩa thông thường, mà nó thực sự trở nên khủng hoảng, bế tắc [...] Quán chúng đói khổ đã vùng dậy đấu tranh chống lại, khởi nghĩa nông dân nó ra liên tiếp và có quy mô lớn. Ở các đô thị, nền kinh tế hàng hoá trong bối cảnh hỗn loạn đó không bị nhiều câu thúc, đã phát triển có phần thoải mái hơn trước, đã góp thêm gió vào cơn bão của thời đại. Và người ta thấy gì trong cơn bão ấy? Thấy kỉ cương của xã hội phong kiến bị phá vỡ, những ý tưởng thống trị xã hội hàng mấy trăm năm phút chốc bộc lộ tất cả sự giả dối và bất lực của nó. Chế độ phong kiến với ý thức hệ Nho giáo đã đề cao đạo đức và những thiết chế xã hội khác để ràng buộc con người phải phục tùng nó, thì bây giờ những đạo đức, thiết chế ấy không còn hiệu lực nữa Con người đã đứng cao hơn các thiết chế. “Người ta là hoa đất”, câu tục ngữ này rất có thể ra đời vào giữa thế kỉ XVIII; ở đây “người ta” vừa chỉ con người nói chung, đông thời cũng là chỉ những cá nhân con người cụ thể. Nét đặc trưng cơ bản của văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là sự phát hiện ra con người, trong đó, cố nhiên có sự phát hiện ra con người cá nhân ở những mức độ nhất định. Sự phong phú có tính chất đột biến của văn học giai đoạn này chính là bắt nguồn từ sự phát hiện đó. Trong văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX có thể nói lần đầu tiên con người được đặt ra trong những quan hệ khá phong phú về mặt xã hội và trong những chiều sâu nội tâm của nó.
(Nguyễn Thạch Giang và nhóm biên khảo, Những khúc ngâm chọn lọc, tập 1,
NXB Giáo dục, 1994, tr. 7 – 11)
Trả lời:
Những phương diện nào của lịch sử thể loại ngâm khúc được trình bày trong văn bản là:
+ Nguồn gốc
+ Bối cảnh lịch sử và thời gian ra đời
+ Quá trình phát triển
+ Các điểm hình thức và cảm hứng chủ đạo.
Câu 2 trang 33 SBT Ngữ Văn 9 Tập 2: Đặc điểm nổi bật về hình thức của thể loại ngâm khúc là gì?
Trả lời:
Đặc điểm nổi bật về hình thức của thể loại ngâm khúc là đặc điểm cấu trúc của nó.
Trả lời:
Chinh phụ ngâm không phải tác phẩm đầu tiên của thể loại ngắn khúc. Tác phẩm đầu tiên của thể loại này được cho là Tứ thời khúc Vịnh. Tuy nhiên, đặc điểm hình thức và nội dung của Tứ thời khúc vịnh chưa nổi bật, đặc biệt là “hoàn toàn vắng bóng cảm hứng trữ tình”. Do đó, chỉ đến Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?) thì “khúc ca trữ tình này lần đầu tiên tìm được cái âm hưởng thực sự phù hợp với nó”. Thể thơ song thất lục bát được sử dụng để chuyển ngữ trong bản dịch của Đoàn Thị Điểm “đã mở đầu cho việc sáng tác ngâm khúc, sáng tác những trường ca trữ tình bằng thể song thất lục bát của dân tộc”.
Trả lời:
- Văn bản đã nêu rõ những thông tin về thời gian, hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm xã hội gắn với sự ra đời của thể loại ngâm khúc. Những thông tin đáng chú ý là:
+ Sự suy thoái của nhà nước phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIII: “Nhà nước phong kiến Việt Nam sau thời kì cực thịnh ở thế kỉ XV, đã dần dần xuống dốc. Trái qua các thế kỉ XVI, XVII, đến giữa thế kỉ XVIII thì nhà nước này không chỉ suy thoái theo cái nghĩa thông thường, mà nó thực sự trở nên khủng hoảng, bế tắc”.
+ Sự xuất hiện các phong trào đấu tranh của quần chúng: “Quần chúng đói khổ đã vùng dậy đấu tranh chống lại, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp và có quy mô lớn.”.
+ Sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế đô thị: “Ở các đô thị, nền kinh tế hàng hoá trong bối cảnh hỗn loạn đó không bị nhiều câu thúc, đã phát triển có phân thoải mái hơn trước, đã góp thêm gió vào cơn bão của thời đại…”
- Bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế với ba đặc điểm nổi bật nói trên dẫn đến sự thay đổi về ý thức xã hội, thay đổi về quan niệm đạo đức và giá trị của đời sống con người: “Và người ta thấy gì trong cơn bão ấy? Thấy kỉ cương của xã hội phong kiến bị phá vỡ, những ý tưởng thống trị xã hội hàng mấy trăm năm phút chốc bộc lộ tất cả sự giả dối và bất lực của nó. Chế độ phong kiến với ý thức hệ Nho giáo đã đề cao đạo đức và những thiết chế xã hội khác để ràng buộc con người phải phục tùng nó, thì bây giờ những đạo đức, thiết chế ấy không còn hiệu lực nữa. Con người đã đứng cao hơn các thiết chế. “Người ta là hoa đất, câu tục ngữ này rất có thể ra đời vào giữa thế kỉ XVIII; ở đây “người ta” vừa chỉ con người nói chung, đồng thời cũng là chỉ những cá nhân con người cụ thể. Như vậy, con người, đặc biệt là con người cá nhân trở thành một giá trị được phát hiện, thừa nhận. Điều này có mối quan hệ mật thiết với việc thể hiện con người cá nhân với những cung bậc cảm xúc riêng tư, phong phú trong ngâm khúc nói riêng và văn học nói chung. Không có sự phát hiện và thừa nhận con người với đời sống cá nhân và chiều sâu nội tâm phong phú thì không có sự xuất hiện của ngâm khúc với “khuynh hướng đi sâu vào nội tâm con người”.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 10: Văn học - lịch sử tâm hồn hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài giải sbt Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT