SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 13
Giải SBT Ngữ Văn 9 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 13
Bài tập 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MƯA THU ĐẤT KHÁCH
Mưa mưa mãi ngày đêm rả rích
Giọt mưa thu dạ khách đầy vơi.
Những ai mặt bể chân trời,
Nghe mưa, ai có nhớ lời nước non?
(Tản Đà, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 20, Lê Tư Lành (Chủ biên Phần I),
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 159)
Trả lời:
Đề xuất phương án ngắt nhịp bài thơ:
Mưa/ mưa mãi/ ngày đêm rả rích (1/2/4)
Giọt mưa thu/ dạ khách đầy vơi. (3/4)
Những ai mặt bể chân trời, (6)
Nghe mưa,/ ai/ có nhớ lời/ nước non? (2/1/3/2)
Tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
– Câu 1: tách riêng từ “mưa” thành một nhịp riêng để nhấn vào sự vật, hiện tượng được miêu tả.
– Câu 2: tách đôi câu thơ, miêu tả hai đối tượng riêng biệt nhưng hô ứng nhau (mưa thu/ lòng người).
– Câu 3: đọc liền không ngắt nhịp, tạo cảm nhận mạnh mẽ, da diết.
– Câu 4: nhấn vào từng từ ngữ, tạo cảm nhận sâu lắng.
Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nhân vật “ai” trong bài thơ là ai?
Trả lời:
“Ai” trong bài thơ là cách nói phiếm chỉ, chỉ chung những người có tấm lòng với quê hương đất nước sống ở khắp nơi.
Trả lời:
Từ “mưa” được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ (4 lần/ 4 câu thơ). Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ ở đây là tạo cảm nhận về một cơn mưa kéo dài tưởng như bất tận.
Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo em, giữa mưa và “lời nước non” có mối liên hệ gì?
Trả lời:
- Mưa là hình ảnh của nước, vừa tạo ra âm thanh (tiếng mưa), vừa gợi ra những xúc cảm trong lòng người. Hai chữ “nước non” được nhiều nhà thơ Việt Nam giai đoạn này (đầu thế kỉ XX, khi đất nước ta còn nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp) sử dụng như một hình ảnh tượng trưng cho lòng yêu nước thầm kín của mình. Trong bài thơ này, hình ảnh mưa vừa tả thực, vừa có tính tượng trưng, đồng điệu với “lời nước non”.
Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về bài thơ.
Trả lời:
Cảm nhận của bản thân về bài thơ:
- Một nỗi buồn dai dẳng, khiến con người luôn phải trăn trở, suy ngẫm.
- Tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 2: Những cung bậc tâm trạng hay khác:
Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài giải sbt Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT