Giải SBT Sinh học 10 trang 20 Chân trời sáng tạo

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 20 trong Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào Sách bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT Sinh 10 trang 20.

Giải SBT Sinh học 10 trang 20 Chân trời sáng tạo

Bài 6.18 trang 20 sách bài tập Sinh học lớp 10: Dựa vào cấu trúc của các loại mRNA, tRNA, rRNA; em hãy dự đoán thời gian tồn tại của chúng trong tế bào. Giải thích.

Quảng cáo

Lời giải:

- mRNA có dạng mạch thẳng, không có liên kết hydrogen nên có độ bền vững kém, do đó, thời gian tồn tại rất ngắn.

- tRNA có liên kết hydrogen nhưng với số lượng ít nên thời gian tồn tại lâu hơn so với mRNA.

- rRNA có cấu trúc xoắn cục bộ, nhiều liên kết hydrogen, đồng thời, rRNA còn liên kết với protein để tạo thành ribosome nên có thời gian tồn tại lâu nhất (vài thế hệ tế bào).

Bài 6.19 trang 20 sách bài tập Sinh học lớp 10: Hãy chứng minh cấu trúc bậc 1 của protein quyết định cấu trúc không gian của nó.

Quảng cáo


Lời giải:

Cấu trúc bậc 1 của phân tử protein là trình tự sắp xếp các amino acid, cấu trúc này quy định tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein. Cấu trúc bậc 1 làm cơ sở để hình thành cấu trúc bậc 2 và cấu trúc bậc 3 của protein, do đó, cấu trúc này quyết định cấu trúc không gian của protein.

Bài 6.20 trang 20 sách bài tập Sinh học lớp 10: X là một loại đường đơn rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, đặc biệt là tế bào não. Tuy nhiên, nếu cơ chế kiểm soát hàm lượng X trong cơ thể bị rối loạn, dẫn đến hàm lượng chất X trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh tiểu đường.

a) Chất X là loại đường nào?

b) Chế độ ăn uống như thế nào sẽ khiến hàm lượng chất X trong máu tăng cao?

c) Cho các nhóm chất sau: tinh bột, đường, protein, lipid, chất xơ. Em hãy sắp xếp các nhóm chất trên vào Hình 6.2 để xây dựng một tháp dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường và giải thích cơ sở để xây dựng tháp dinh dưỡng đó.

X là một loại đường đơn rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng

d) Hãy đề xuất một số biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường.

Quảng cáo

Lời giải:

a) X là glucose vì glucose là nguồn năng lượng cần thiết giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường nhưng nếu thừa glucose trong máu sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

b) Chế độ ăn uống sẽ khiến hàm lượng chất X trong máu tăng cao: ăn nhiều các loại thức ăn chứa carbohydrate (tinh bột, ngũ cốc, trái cây,…).

c) Sắp xếp các nhóm chất trên vào Hình 6.2 để xây dựng một tháp dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường: (1) tinh bột, (2) chất xơ, (3) protein, (4) lipid, (5) đường. Cơ sở để hình thành nên tháp dinh dưỡng này là vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động vừa đảm bảo lượng đường trong máu ổn định.

d) Đề xuất một số biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường:

- Hạn chế ăn các loại thức ăn có chứa hàm lượng đường cao như bánh kẹo, nước ngọt,…

- Ăn nhiều rau, củ để hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng.

- Hạn chế ăn các loại thức ăn được chế biến sẵn.

- Thường xuyên tập thể dục thể thao.

Bài 6.21 trang 20 sách bài tập Sinh học lớp 10: Một phân tử DNA có chiều dài 5100 Å, trong đó, số nucleotide loại A gấp ba lần số nucleotide loại G. Biết rằng, mỗi nucleotide có chiều dài là 3,4 Å và khối lượng là 300 đvC.

a) Tổng số nucleotide của phân tử DNA trên là bao nhiêu?

b) Tính số nucleotide từng loại của phân tử DNA.

c) Xác định khối lượng của phân tử DNA.

d) Số liên kết hydrogen của phân tử DNA đó là bao nhiêu?

Quảng cáo

Lời giải:

a) L = 5100 Å → N = 2 × L : 3,4 = 3000 (nu).

b) DNA có N = 2A + 2G mà A = 3G → N = 8G = 3000 → G = C = 375 (nu); A = T = 1125 nu.

c) Khối lượng M = 3000 × 300 = 9.105 đvC.

d) Số liên kết hydrogen: H = 2A + 3G = 2 × 1125 + 3 × 375 = 3375.

Bài 6.22 trang 20 sách bài tập Sinh học lớp 10: Một phân tử DNA có khối lượng 9.105 đvC. Phân tử DNA này có hiệu số giữa nucleotide loại A với loại nucleotide không cùng nhóm bổ sung là 10%. Mạch 1 của phân tử DNA có 525 nucleotide loại A, 250 nucleotide loại T và 150 nucleotide loại C.

a) Xác định tổng số nucleotide và chiều dài của phân tử DNA.

b) Tính số nucleotide mỗi loại của phân tử DNA.

c) Mạch 2 của phân tử DNA nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp một phân tử mRNA. Hãy xác định số nucleotide từng loại của phân tử mRNA được tổng hợp.

Lời giải:

a) N = 9.105 : 300 = 3000 (nu); L = 3000 : 2 × 3,4 = 5100 Å.

b) Ta có: A – G = 10% và A + G = 50% → A = T = 30% × 3000 = 900 nu; G = X = 20% × 3000 = 600 nu.

c) - Xác định số nucleotide mỗi loại của mạch 2:

Trên mạch 1: A1 = 525; T1 = 250, C1 = 150 → G1 = (3000 : 2) – (525 + 250 + 150) = 575 (nu).

→ Trên mạch 2: A2 = 250; T2 = 525; G2 = 150; C2 = 575.

- Xác định số nucleotide từng loại của phân tử mRNA được tổng hợp từ mạch khuôn là mạch 2:

UmRNA = A2 = 250

AmRNA = T2 = 525

CmRNA = G2 = 150

GmRNA = C2 = 575

Bài 6.23 trang 20 sách bài tập Sinh học lớp 10: Phân tích vật chất di truyền của bốn chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả như bảng sau. Từ kết quả phân tích, có thể rút ra nhận xét gì về dạng vật chất di truyền của các chủng vi sinh vật này?

Phân tích vật chất di truyền của bốn chủng vi sinh vật gây bệnh thì thu được kết quả

Lời giải:

- Vật chất di truyền của chủng 1 là DNA mạch đơn hoặc mạch kép vì có 4 loại nucleotide cấu tạo nên acid nucleic là A, T, G, C; tỉ lệ A = T và G = C chứng tỏ tỉ lệ bằng nhau là ngẫu nhiên hoặc các nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

- Vật chất di truyền của chủng 2 là DNA mạch đơn vì có 4 loại nucleotide cấu tạo nên acid nucleic là A, T, G, C nhưng tỉ lệ A ≠ T và G ≠ C chứng tỏ các nucleotide không liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

- Vật chất di truyền của chủng 3 là RNA mạch đơn vì có 4 loại nucleotide cấu tạo nên acid nucleic là A, U, G, C nhưng tỉ lệ G ≠ C chứng tỏ các nucleotide không hoàn toàn liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

- Vật chất di truyền của chủng 4 là RNA mạch đơn hoặc mạch kép vì có 4 loại nucleotide cấu tạo nên acid nucleic là A, U, G, C; tỉ lệ A = U và G = C chứng tỏ tỉ lệ bằng nhau là ngẫu nhiên hoặc các nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.

Lời giải Sách bài tập Sinh học lớp 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên