Giải SBT Sinh học 10 trang 28 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Sinh học 10 trang 28 trong Chương 2: Cấu trúc tế bào Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 28.
Giải SBT Sinh học 10 trang 28 Kết nối tri thức
Bài 7 trang 28 SBT Sinh học 10: Trong các phát biểu về đặc trưng của các ribosome liên kết ở tế bào nhân thực dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng ?
(I) Các ribosome liên kết có màng riêng bao bọc.
(II) Ribosome liên kết có cấu trúc khác với ribosome tự do.
(III) Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.
(IV) Ribosome liên kết thường bám vào mặt trong của màng tế bào.
A.1
B.2
C.3
D.4
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- Ribosome có thể đứng riêng lẻ một mình hoặc liên kết với nhau, và những ribosome liên kết đó được gọi chung là ribosome liên kết.
(I) Sai – Ribosome là bào quan không có màng bao bọc.
(II) Sai – Cấu tạo của loại bào quan này giống nhau, có hình cầu, không có màng bao bọc. đường kính khoảng 150 Å. Ribosome liên kết được cấu tạo từ nhiều ribosome riêng lẻ.
(III) Đúng – Ribosome liên kết chỉ tổng hợp protein màng và protein tiết.
(IV) Sai – Ribosome có mặt ở trên màng lưới nội chất hạt, trong lục lạp và trong chất nền của ti thể.
Bài 8 trang 28 SBT Sinh học 10: Từ kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ tư duy để phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật.
Lời giải:
Nội dung đang được cập nhật...
Bài 9 trang 28 SBT Sinh học 10: Chú thích tên các thành phần và hoàn thành chức năng tương ứng của các thành phần cấu trúc tế bào thực vật theo mẫu cho dưới đây:
Lời giải:
Tên thành phần |
Cấu trúc |
Chức năng |
1. Màng nhân |
Màng nhân được cấu tạo từ hai lớp màng lipid kép, một màng nhân bên trong và một màng nhân bên ngoài, bao bọc xung quanh nhân, chứa vật chất di truyền. |
Chức năng của màng nhân là duy trì sự tách biệt giữa nhân tế bào và tế bào chất. |
2. Lưới nội chất hạt |
Lưới nội chất hạt gồm hệ thống các đường ống tạo nên bởi lớp kép phospholipid, một đầu liên kết với màng nhân, đầu kia liên kết với lưới nội chất trơn. Trên màng lưới nội chất có chứa các hạt ribosome. |
Protein được tổng hợp ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi. |
3. Ribosome |
Ribosome không có màng bao bọc, có dạng hình cầu, đường kính khoảng 150 Å. Thành phần hóa học của ribosome gồm rRNA và protein. |
Ribosome là nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. |
4. Lưới nội chất trơn |
Là hệ thống màng dạng ống dẹp thông với lưới nội chất hạt, có ít hoặc không có ribosome. Có chứa nhiều loại enzyme. |
Các enzyme tham gia tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc và là khi dự trữ Ca2+ để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Là nơi tổng hợp nên các sterol và phospholipid cấu tạo nền các loại màng tế bào,… |
5. Lục lạp |
Là bào quan có màng bao bọc, màng ngoài tạo khoảng không hẹp với lớp màng trong, màng trong không gấp khúc. Bên trọng lục lạp có hệ thống màng ở các túi dẹp, gọi là thylakoid. Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là granum. Bao quanh các granum là chất nền (stroma). Ngoài ra, stroma chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng và ribosome. |
Lục lạp là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Lục lạp chứa nhiều chất diệp lục, enzyme và protein có khả năng chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học, sản xuất chất hữu cơ cung cấp năng lượng cho tế bào. |
6. Vách tế bào |
Vách tế bào được cấu tạo từ các phân tử cellulose tạo nên các sợi vững chắc, được gia cố thêm bởi nhiều chất khác như lignin do tế bào tiết ra. |
Vách tế bào có chức năng bảo vệ, định hình tế bào, ngoài ra nó còn hoạt động với chức năng lọc. |
7. Ti thể |
Là bào quan có màng kép, lớp màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào ngăn ti thể thành hai khoang. Ngoài ra, trong chất nền còn chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome. |
Ti thể là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời tạo nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình chuyển hóa vật chất của tế bào. |
8. Nhân con (Hạch nhân) |
Nhân con là một cấu trúc dạng hình cầu. Có chứa DNA nhân con, rRNA, protein nhân con và enzyme. |
Nhân con là nơi diễn ra quá trình tổng hợp các phân tử rRNA. |
9. Không bào |
Không bào là bào quan có một lớp màng bao bọc. Chứa nước với các phân tử vô cơ và hữu cơ bao gồm các enzyme tan trong dung dịch. |
Giúp điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào. Một số nhằm thu hút côn trùng đến thụ phấn, số khác làm kho chứa các chất như ion, carbohydrate, các enzyme, khử các chất độc từ bên ngoài xâm nhập vào. Ở động vật nguyên sinh, không bào tiêu hóa chứa các enzyme tiêu hóa thức ăn. |
10. Bộ máy Golgi |
Gồm các túi dẹp nằm song song với nhau nhưng tách rời nhau. |
Là nơi tập trung, chế biến, lắp ráp, đóng gói các phân tử protein, lipid rồi phân phối chúng đến những nơi cần thiết. |
11. |
|
|
12. Chất nhiễm sắc |
Chất nhiễm sắc là một phức hợp DNA, RNA và protein. |
Chức năng chính của nó là đóng gói cái phân tử DNA rất dài thành hình dạng nhỏ gọn và đậm đặc hơn, ngăn cản các sợi bị rối và đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố DNA trong quá trình phân chia tế bào, ngăn ngừa tổn thương DNA và điều chỉnh sự biểu hiện ggen và sao chép DNA. |
13.Vách tế bào của tế bào lân cận |
|
|
14. Màng sinh chất |
Màng sinh chất được cấu tạo từ thành phần chính là lớp kép phospholipid và các loại protein. Các protein nằm xuyên màng hoặc rìa màng. Cholesterol nằm khảm vào lớp kép để tăng độ vững chắc cho màng. Ngoài ra có các cấu trúc glycoprotein, glycopilid, carbohydrate… |
Trao đổi chất một cách có chọn lọc với môi trường: lớp phospholipid chỉ cho những phân tử nhỏ không phân cực đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp với được ra vào tế bào. Các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường. |
15. Peroxysome |
Là bào quan có dạng hình cầu, được bao bọc bởi một màng đơn mỏng, thường nằm gần lưới nội chất. Chứa enzyme phân giải H2O2. |
H2O2. là một loại chất dễ phân giải thành các gốc oxy tự do làm tổn thương tế bào được sản sinh một số phản ứng hóa học trong tế bào. Các tế bào gan, thận ở người có peroxisome chứa enzyme khử các chất độc từ máu đưa tới. Một số có enzyme phân giải chất béo thành cholesterol và các dạng lipid khác. |
16. Plasmodesmata |
Plasmodesmata là một loại liên kết tế bào được tìm thấy trong tế bào thực vật, kết nối trực tiếp với tế bào chất lân cận. Cấu tạo từ 3 lớp chính: màng sinh chất, ống bọc tế bào chất và demotopulo. |
Plasmodesmata vận chuyển các phân tử truyền tín hiệu giữa hai tế bào thực vật. |
Bài 10 trang 28 SBT Sinh học 10: Bằng trí nhớ, hãy vẽ hai loại tế bào thể hiện các cấu trúc dưới đây và vẽ các mối nối giữa hai tế bào cùng loại.
Nhân, lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, ti thể, trung thể, lục lạp, không bào, vi ống, thành tế bào, chất nền ngoại bào, vi sợi, bộ máy Golgi, sợi trung gian, màng tế bào, peroxisome, ribosome, nhân con, lỗ màng nhân, túi, lông roi, vi nhung, sợi liên bào.
Lời giải:
Nội dung đang được cập nhật
Bài 11 trang 28 SBT Sinh học 10: Nếu thành tế bào thực vật hoặc chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua thì hiện tượng đó sẽ tác động như thế nào đến chức năng của tế bào?
Lời giải:
- Thành tế bào thực vật có vai trò bảo vệ, cũng như xác định hình dạng và kích thước tế bào. Giữa các phân tử cellulose có các chỗ trống giúp nước và muối khoáng đi vào được trong tế bào. Nếu thành tế bào không cho được nước, muối khoáng và các chất khác đi qua sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong tế bào, ảnh hưởng tới mọi hoạt động sống trong tế bào và dẫn tới tế bào bị chết.
- Các tế bào của động vật tiết ra các chất cấu tạo nên cấu trúc ở phía bên ngoài tế bào được gọi là chất nền ngoại bào. Thông qua sự kết nối đặc biệt, chất nền ngoại bào có thể điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp hoạt động với nhau. Do đó, nếu chất nền ngoại bào của động vật không cho các chất đi qua, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nhận thông tin của tế bào, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các gene, dẫn tới sự hoạt động của tế bào trong cùng một mô bị rối loạn.
Bài 12 trang 28 SBT Sinh học 10: Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.
Lời giải:
Thí nghiệm chứng minh cấu trúc khảm – động của màng sinh chất:
- Đánh dấu protein màng tế bào ở người và protein màng tế bào ở chuột bằng các chất phát quang khác nhau. Sau đó dung hợp tế bào người với tế bào chuột để hợp nhất hai tế bào này thành một tế bào lai có chung một màng sinh chất.
- Kết quả sau một thời gian dung hợp hai tế bào, các protein của tế bào người và protein của tế bào chuột di chuyển đan xen với nhau trên màng của tế bào lai.
→ Chứng tỏ ít nhất cũng có một số protein màng có khả năng di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác theo chiều ngang trong lớp phospholipid kép.
Màng sinh chất có tính khảm động vì:
- Cấu trúc “khảm” có nghĩa là các protein màng được đan xen vào những vị trí nhất định trên màng; còn “động” hay “lỏng” là các thành phần của màng không cố định cứng nhắc mà có thể di chuyển giúp chúng thực hiện các chức năng khác nhau. Mức độ “lỏng” của màng tế bào như độ lỏng của dầu ăn, các phân tử phospholipid nằm sát nhau và gắn kết với nhau bằng tương tác kị nước và tương tác van der Waal nên sự gắn kết giữa các phân tử là tương đối lỏng lẻo, dẫn đến chúng có thể tự do di chuyển trong cùng một lớp phospholipid. Tốc độ di chuyển của các phân tử của màng phụ thuộc vào mật độ phân tử phospholid. Nếu màng có nhiều cholesterol cũng làm giảm mức độ di chuyển của các phân tử.
Bài 13 trang 28 SBT Sinh học 10: Hãy nêu và giải thích ít nhất hai đặc điểm thích nghi cho phép sinh vật nhân sơ tồn tại trong các môi trường rất khắc nghiệt mà các sinh vật khác không thể sống được.
Lời giải:
- Đặc điểm thích nghi của protein ở vi khuẩn suối nước nóng:
+ Protein là thành phần dễ bị biến tính khi gặp nhiệt độ cao, tuy nhiên acid amin cấu tạo nên phân tử protein của vi khuẩn suối nước nóng có các liên kết hóa học đặc biệt. Ngoài ra, các phân tử protein của tế bào vi khuẩn có thành phần bảo vệ tăng cường, có khả năng bảo vệ protein.
- Đặc điểm thích nghi của sinh vật nhân sơ chịu phóng xạ:
+ Deinococcus radiodurans là một prokaryote có thể chịu được liều bức xạ ion hóa rất cao. Nó đã phát triển các cơ chế sửa chữa DNA cho phép nó tái tạo lại nhiễm sắc thể của mình ngay cả khi bị vỡ thành hàng trăm mảnh bởi bức xạ nhiệt.
Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chương 2: Cấu trúc tế bào Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm lời giải Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
SBT Sinh học 10 Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào
SBT Sinh học 10 Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT