Giải SBT Sinh học 10 trang 36 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Sinh học 10 trang 36 trong Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 36.

Giải SBT Sinh học 10 trang 36 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài 13 trang 36 SBT Sinh học 10: Một tế bào giả định bên trong chứa chất A với nồng độ [0,03 M], chất B [0,02 M] được đặt trong một bình dung dịch có chứa các chất A [0,01 M], B [0,01 M], C [0,01 M] và chất D [0,01 M]. Hãy cho biết các phân tử nước, phân tử chất A, B, C và D ra, vào tế bào theo chiều hướng nào nếu chất A không thể khuếch tán qua màng tế bào, còn chất B, C và D có thể khuếch tán qua màng.

Lời giải:

- Phân tử nước di chuyển từ ngoài vào bên trong tế bào. Vì áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào tổng nồng độ chất tan trong tế bào. Bên trong tế bào đang có nồng độ cao hơn, vì vậy nước sẽ di chuyển đi vào tế bào.

- Chất A có nồng độ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài, tuy nhiên chất A lại không thể khuếch tán qua màng tế bào. Do đó, nếu tế bào cần chất A thì sẽ vận chuyển chủ động chất A vào tế bào.

- Chất B có nồng độ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài và chất B có thể khuếch tán qua màng. Do đó, chất B sẽ khuếch tán ra ngoài môi trường.

- Chất C và D là hai chất bên trong tế bào không có, vì vậy nồng độ bên ngoài môi trường sẽ cao hơn. Do đó, nó sẽ khuếch tán vào bên trong tế bào.

Bài 14 trang 36 SBT Sinh học 10: Nhiều loại protein vận chuyển trên màng tế bào không chỉ vận chuyển từng chất riêng rẽ mà có thể vận chuyển hai chất cùng lúc. Người ta gọi quá trình này là đồng vận chuyển. Tế bào thực vật có kênh protein đồng vận chuyển H+ cùng với đường sucrose vào trong tế bào theo cách khi H+ khuếch tán qua kênh xuôi chiều gradient điện hóa (từ bên ngoài tế bào có nồng độ H+ cao hơn vào bên trong tế bào nơi có nồng độ H+ thấp hơn). Để duy trì được nồng độ H+ ở bên ngoài tế bào cao hơn so với bên trong tế bào (chênh lệch gradient điện hóa), tế bào cần sử dụng bơm proton để bơm H+ ra ngoài tế bào. Theo em, kiểu đồng vận chuyển như vậy thuộc loại vận chuyển nào ? Giải thích.

Quảng cáo


Lời giải:

- Kiểu đồng vận chuyển này thuộc loại vận chuyển chủ động.

- Vì bên trong tế bào có nồng độ H+ thấp hơn bên trong tế bào, mà tế bào vẫn muốn vận chuyển ion H+ ra bên ngoài để duy trì được nồng độ H+ ở bên ngoài cao hơn so với bên trong tế bào. Do đó, đây là kiểu vận chuyển ngược chiều gradient nồng độ, đưa chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp tới nơi có nồng độ cao và tiêu tốn năng lượng. Khi H+ vận chuyển ngược trở lại vào trong tế bào (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp) thì năng lượng sẽ được chuyển thành động năng để giúp đồng vận chuyển glucose đi vào tế bào.

Bài 15 trang 36 SBT Sinh học 10: Glucose được vận chuyển vào trong tế bào mỡ nhờ protein vận chuyển có tên là GLUT 4. Trong một nghiên cứu về tốc độ glucose qua màng tế bào mỡ, người ta thấy trung bình một tế bào có thể vận chuyển với tốc độ tối đa khoảng 1 x 108 phân tử/giây khi tế bào được tiếp xúc với insulin. Cũng trong điều kiện tương tự, nhưng khi không được tiếp xúc với insulin thì tốc độ vận chuyển tối đa glucose vào trong tế bào chỉ khoảng 1 x 107 phân tử/giây. Hãy giải thích insulin làm tăng tốc độ vận chuyển glucose vào trong tế bào bằng cách nào.

Quảng cáo

Lời giải:

- Insulin làm tăng tốc độ vận chuyển glucose vào trong tế bào bằng cách:

+ Đầu tiên, insulin gắn với thụ thể trên màng tế bào, sau đó truyền tín hiệu và được tế bào đáp ứng thông tin, làm kích thích protein GLUT4 nội bào đến màng tế bào, làm tăng tỉ lệ vận chuyển glucose vào tế bào. Màng tế bào của khoảng 80% tế bào của cơ thể tăng rõ ràng sự hấp thu glucose, đặc biệt ở tế bào mô mỡ. Glucose được tăng vận chuyển vào trong tế bào ngay lập tức bị phosphoryl hóa và trở thành nguyên liệu cho chức năng chuyển hóa carbohydrate thông thường.

+ Nếu không có insulin thì các thụ thể không thể gắn với insulin và truyền tín hiệu, nên sự vận chuyển sẽ chậm hơn.

Bài 16 trang 36 SBT Sinh học 10: Tế bào gan động vật là nơi chứa nhiều glucose. Khi nồng độ glucose trong tế bào gan cao hơn so với nồng độ glucose trong dịch mô thì làm thế nào tế bào có thể lấy thêm được glucose vào trong tế bào?

Lời giải:

Nội dung đang được cập nhật

Bài 17 trang 36 SBT Sinh học 10: Vẽ đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa sự gia tăng nồng độ chất tan bên ngoài tế bào với tốc độ vận chuyển chất tan vào trong tế bào qua màng kép phospholipid và qua kênh protein.

Quảng cáo

Lời giải:

Nội dung đang được cập nhật

Bài 18 trang 36 SBT Sinh học 10: Trao đổi khí O2 và CO2 ở các tế bào niêm mạc phổi của người chỉ đơn giản bằng sự khuếch tán qua màng. Nếu như sự khuếch tán qua kênh protein hiệu quả hơn so với khuếch tán qua lớp phospholipid thì tại sao các tế bào niêm mạc phổi lại không sử dụng kiểu vận chuyển này ? Giải thích.

Lời giải:

Nội dung đang được cập nhật

Bài 19 trang 36 SBT Sinh học 10: Tại sao tế bào hồng cầu của người không có dạng hình cầu mà lại có dạng hình đĩa lõm hai mặt?

Lời giải:

- Tế bào hồng cầu của người có dạng hình đĩa lõm hai mặt vì để phù hợp với chức năng của nó:

+ Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí oxi và cacbonic trong cơ thể. Ban đầu nó được sinh ra từ tế bào gốc tủy sau đó được chuyên hóa thành hồng cầu. Lúc đó hồng cầu sẽ mất nhân, ti thể còn lượng hemoglobin tăng lên, hai mặt của hồng cầu lõm vào.

+ Việc mất nhân giúp hồng cầu tăng không gian chứa hemoglobin như vậy sẽ vận chuyển được nhiều oxi hơn. Việc mất ti thể sẽ giúp giảm bớt sự tiêu thụ oxy của hồng cầu. Hai mặt hồng cầu lõm sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc với oxi hơn.

+ Hai mặt của hồng cầu lõm, không có nhân còn làm tăng bề mặt trao đổi khí. Mặt khác làm cho nó không bị phá vỡ khi áp suất thẩm thấu thay đổi nhẹ.

Bài 20 trang 36 SBT Sinh học 10: Một loại phân tử tín hiệu thuộc loại tan trong nước. Hãy cho biết thụ thể tiếp nhận tín hiệu này ở đâu trong tế bào nhận tín hiệu. Giải thích.

Lời giải:

- Vì loại phân tử t ín hiệu thuộc loại tan trong nước, nên thụ thể tiếp nhận tín hiệu này nằm ở trên bề mặt tế bào. Vì các phân tử tín hiệu hòa tan trong nước là phân cực, do đó không thể đi qua màng sinh chất mà không có sự trợ giúp. Thay vào đó, hầu hết các phân tử tín hiệu tan trong nước liên kết với miền ngoại bào của các thụ thể trên bề mặt tế bào.

Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên