Hình a dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía

Giải SBT Sinh học 12 Chương 7: Sinh thái học quần xã - Kết nối tri thức

Câu 76 trang 95 sách bài tập Sinh học 12: Hình a dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía ở đảo Hawaii. Hình b thể hiện sự thay đổi số lượng, sinh khối của một số loài trong quần xã trước và sau khi một loài vi khuẩn gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất hiện làm số lượng cóc giảm mạnh.

Quảng cáo

Hình a dưới đây thể hiện một phần lưới thức ăn trên cánh đồng trồng cỏ chăn nuôi và mía

a) Nguồn thức ăn chính của chim sáo là sâu hay Luthana sp.? Giải thích.

b) Nêu vai trò sinh thái của loài cóc trong quần xã nghiên cứu. Giải thích.

c) Hãy cho biết, điều gì sẽ xảy ra với cỏ chăn nuôi và mía nếu toàn bộ cóc trong khu vực bị chết do vi khuẩn. Giải thích.

Lời giải:

a) Nguồn thức ăn chính của chim sáo là Luthana sp. Giải thích: Sau loài vi khuẩn gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất hiện, sâu tăng mạnh. Nếu nguồn thức ăn chính của chim sáo là sâu thì với nguồn thức ăn dồi dào như vậy, số lượng chim sáo phải tăng. Nhưng thực tế số lượng chim sáo lại giảm trùng với sự giảm mạnh số lượng của Luthana sp.

b) Trong quần xã nghiên cứu, loài cóc là loài chủ chốt. Giải thích: Trước khi vi khuẩn gây bệnh trên cóc (Bufo marinus) xuất hiện, cóc cũng không phải là loài chiếm số lượng áp đảo trong quần xã. Tuy nhiên, khi cóc bị giảm mạnh số lượng do hoạt động của vi khuẩn dẫn đến số lượng, sinh khối của côn trùng, chim sáo, mía, cỏ chăn nuôi, Luthana sp., côn trùng đều giảm; sâu phát triển mạnh → đa dạng quần xã giảm → Cóc đóng vai trò rất quan trọng với sự ổn định của quần xã. Do đó, loài cóc là loài chủ chốt.

c) Nếu toàn bộ cóc trong khu vực bị chết do vi khuẩn, năng suất cỏ chăn nuôi và mía đều giảm mạnh. Giải thích: Khi toàn bộ cóc bị chết → côn trùng sẽ sinh trưởng mạnh do không còn loài ăn thịt đứng sau kiểm soát số lượng. Loài Luthana sp. giảm số lượng do bị khai thác quá mức bởi vì Luthana sp.  là thức ăn duy nhất của côn trùng trong quần xã → Số lượng côn trùng giảm (do thiếu thức ăn nên bị chết hoặc bỏ đi do không còn thức ăn). Chim sáo sử dụng Luthana sp.  và sâu làm thức ăn, khi Luthana sp. giảm đã làm giảm 1/3 số lượng chim sáo do thiếu thức ăn → Số lượng sâu tăng gấp 3 → Năng suất của mía và cỏ chăn nuôi sẽ giảm mạnh.

Quảng cáo

Lời giải SBT Sinh 12 Chương 7: Sinh thái học quần xã hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Sinh học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên