Giải SBT Toán 7 trang 93 Tập 1 Cánh diều

Với Giải Sách bài tập Toán 7 trang 93 Tập 1 trong Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác SBT Toán 7 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 7 trang 93.

Giải SBT Toán 7 trang 93 Tập 1 Cánh diều

Bài 12 trang 93 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEG có đáy là tam giác ABC vuông tại B với cạnh đáy AB = 2 cm và cạnh bên AD = 5 cm (Hình 20). Tính độ dài cạnh BC, biết thể tích của hình lăng trụ đó bằng 25 cm3.

Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEG có đáy là tam giác ABC vuông tại B với cạnh đáy AB = 2 cm

Quảng cáo

Lời giải:

Diện tích đáy ABC của hình lăng trụ là:

25 : 5 = 5 (cm2).

Công thức tính diện tích đáy là tam giác ABC vuông tại B là:

SABC = 12.AB.BC

Do đó độ dài cạnh BC là:

BC = 2SABCAB=2.52 = 5 (cm).

Vậy độ dài cạnh BC là 5 cm.

Bài 13 trang 93 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ có đáy là hình thang ABCD vuông tại B (AD song song với BC) với AB = 20 cm, AD = 11 cm, BC = 15 cm (Hình 21).

Cho hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ có đáy là hình thang ABCD vuông tại B

a) Tính tỉ số giữa thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP và thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ.

b) Tính tỉ số phần trăm giữa thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABD.MNQ và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác BCD.NPQ.

c) So sánh thể tích của hai hình lăng trụ đứng tam giác ABD.MNQ và ACD.MPQ.

Quảng cáo

Lời giải:

a) • Diện tích đáy tam giác ABC vuông tại B là:

SABC = 12AB.BC = 12.20.15 = 150 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP là:

SABC.BN (cm3).

• Diện tích đáy hình thang ABCD vuông tại B là:

SABCD = 12(AD + BC).AB = 12.(11 + 15).20 = 260 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ là:

SABCD.BN (cm3).

Tỉ số giữa thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP và thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ là:

VABC.MNPVABCD.MNPQ=SABC.BNSABCD.BN=SABCSABCD=150260=1526.

Vậy tỉ số cần tìm bằng 1526.

b) • Diện tích đáy tam giác ABD vuông tại A là:

SABD = 12.AB.AD = 12.20.11 = 110 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABD.MNQ là:

SABD.BN (cm3).

• Diện tích đáy tam giác BCD là:

SABCD = 12hD.BC = 12.AB.BC = 12.20.15 = 150 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác BCD.NPQ là:

SBCD.BN (cm3).

Tỉ số phần trăm giữa thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác ABD.MNQ và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác BCD.NPQ là:

VABD.MNQVBCD.NPQ.100%=SABD.BNSBCD.BN.100%=SABDSBCD.100%=110150.100%=73,3%.

Vậy tỉ số phần trăm cần tìm bằng 73,(3)%.

c) Thể tích của hai hình lăng trụ đứng tam giác ABD.MNQ và ACD.MPQ bằng nhau do diện tích hai đáy ABD, ACD bằng nhau và chúng có cùng chiều cao BN.

Bài 14 trang 93 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Sắp xếp các hình sau theo thứ tự thể tích giảm dần:

– Hình lăng trụ đứng tứ giác có độ dài cạnh bên bằng 10 cm và đáy là hình thang cân với độ dài đáy bé, đáy lớn, đường cao lần lượt bằng 2 cm, 8 cm, 4 cm;

– Hình lập phương có độ dài cạnh bằng 8 cm;

– Hình lăng trụ đứng tam giác có độ dài cạnh bên bằng 10 cm và đáy là tam giác có độ dài một cạnh, đường cao tương ứng cạnh đó lần lượt bằng 4 cm, 3 cm.

Quảng cáo

Lời giải:

• Xét hình lăng trụ đứng tứ giác:

Diện tích hình lăng trụ đứng tứ giác là:

12.(2 + 8).4 = 20 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác là:

20.10 = 200 (cm3).

• Xét hình lập phương:

Thể tích của hình lập phương là:

83 = 512 (cm3).

• Xét hình lăng trụ đứng tam giác:

Diện tích đáy tam giác là:

12.4.3 = 6 (cm2).

Thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác là:

6.10 = 60 (cm3).

Do 512 > 200 > 60 nên sắp xếp các hình theo thứ tự thể tích giảm dần là: hình lập phương, hình lăng trụ đứng tứ giác, hình lăng trụ đứng tam giác.

Bài 15 trang 93 sách bài tập Toán lớp 7 Tập 1: Người ta ghi một cách tuỳ ý vào ba mặt bên và hai mặt đáy của hình lăng trụ đứng tam giác các số tự nhiên lẻ từ 21 đến 29 (số được ghi ở mỗi mặt khác nhau). Chứng tỏ rằng không thể xảy ra trường hợp tổng các số trên ba mặt bên và tổng các số trên hai đáy của hình lăng trụ trên bằng nhau.

Quảng cáo

Lời giải:

Do tổng của ba số lẻ là một số lẻ nên tổng các số trên ba mặt bên của hình lăng trụ là một số lẻ.

Mà tổng của hai số lẻ là một số chẵn nên tổng các số trên hai đáy của hình lăng trụ là một số chẵn.

Do đó không thể xảy ra trường hợp tổng các số trên ba mặt bên và tổng các số trên hai đáy của hình lăng trụ trên bằng nhau.

Lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Bài 2: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải SBT Toán 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên